Bạn đang xem bài viết Yêu cầu cần đạt các môn lớp 4 sách Chân trời sáng tạo (8 môn) Yêu cầu cần đạt sách Chân trời sáng tạo lớp 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Yêu cầu cần đạt các môn lớp 4 sách Chân trời sáng tạo gồm 8 môn Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Lịch sử – Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, giúp thầy cô tham khảo để nắm được những yêu cầu cần đạt được của từng bài trong từng học kì.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ sách Chân trời sáng tạo với đầy đủ các môn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2023 – 2024. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Yêu cầu cần đạt các môn Toán 4 Chân trời sáng tạo
Nội dung | Yêu cầu cần đạt | |
SỐ VÀ PHÉP TÍNH | ||
Số tự nhiên | ||
Số tự nhiên |
Số và cấu tạo thập phân của một số |
– Đọc, viết được các số có nhiều chữ số (đến lớp triệu). – Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số. – Nhận biết được số chẵn, số lẻ. – Làm quen với dãy số tự nhiên và đặc điểm. |
So sánh các số |
– Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi lớp triệu. – Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi lớp triệu). |
||
Làm tròn số |
Làm tròn được số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn (ví dụ: làm tròn số 12 345 đến hàng trăm thì được số 12 300). |
|
Các phép tính với số tự nhiên |
Phép cộng, phép trừ |
– Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp). – Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính toán. |
Phép nhân, phép chia |
– Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số. – Thực hiện được phép nhân với các số có không quá hai chữ số. – Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số. – Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;… và phép chia cho 10; 100; 1000;… – Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính toán. |
|
Tính nhẩm |
– Vận dụng được tính chất của phép tính để tính nhẩm và tính bằng cách thuận tiện nhất. – Ước lượng được trong những tính toán đơn giản (ví dụ: chia 572 cho 21 thì được thương không thể là 30). |
|
Biểu thức số và biểu thức chữ |
– Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản). |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
– Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính giá trị của biểu thức. |
||
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học |
Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp hoặc các mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và đơn giản (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; bài toán liên quan đến rút về đơn vị). |
|
Phân số |
||
Phân số |
Khái niệm ban đầu về phân số |
– Nhận biết được khái niệm ban đầu về phân số, tử số, mẫu số. – Đọc, viết được các phân số. |
Tính chất cơ bản của phân số |
– Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. – Thực hiện được việc rút gọn phân số trong những trường hợp đơn giản. – Thực hiện được việc quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại. |
|
So sánh phân số |
– So sánh và sắp xếp được thứ tự các phân số trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại. – Xác định được phân số lớn nhất, bé nhất (trong một nhóm có không quá 4 phân số) trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại. |
|
Các phép tính với |
Các phép tính cộng, trừ, |
– Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số trong những trường hợp |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
phân số |
nhân, chia với phân số |
sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại. – Thực hiện được phép nhân, phép chia hai phân số. – Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có đến hai hoặc ba bước tính) liên quan đến 4 phép tính với phân số (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm phân số của một số). |
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG |
||
Hình học trực quan |
||
Hình phẳng và hình khối |
Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng đơn giản |
– Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt. – Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. – Nhận biết được hình bình hành, hình thoi. |
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học |
– Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song bằng thước thẳng và êke. – Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng và hình khối đã học. – Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo góc, vẽ hình, lắp ghép, tạo lập hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học. |
|
Đo lường |
||
Đo lường |
Biểu tượng về đại lượng và |
– Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
đơn vị đo đại lượng |
các đơn vị đó với kg. – Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: dm2 (đề-xi-mét vuông), m2 (mét vuông), mm2 (mi-li-mét vuông) và quan hệ giữa các đơn vị đó. – Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học. – Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o). |
|
Thực hành đo đại lượng |
– Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian với các đơn vị đo đã học. – Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60o; 90o; 120o; 180o. |
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng |
– Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (mm2, cm2, dm2, m2); khối lượng (g, kg, yến, tạ, tấn); dung tích (ml, l); thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm, thế kỉ); tiền Việt Nam đã học. – Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: con bò cân nặng khoảng 3 tạ,…). – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam. |
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT |
||
Một số yếu tố thống kê |
||
Một số yếu tố thống kê |
Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu |
– Nhận biết được về dãy số liệu thống kê. – Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
trước. |
||
Đọc, mô tả biểu đồ cột. Biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột |
– Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột. – Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ). |
|
Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ cột đã có |
– Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột. – Tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột. – Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột. – Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột. |
|
Một số yếu tố xác suất |
||
Một số yếu tố xác suất |
Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện |
Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (ví dụ: trong một vài trò chơi như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín,…). |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM |
||
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể. Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn: – Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, góc của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học; tính toán và ước lượng về khối lượng, dung tích,…; xác định năm, thế kỉ đánh dấu sự ra đời (diễn ra) của một số phát minh khoa học, sự kiện văn hoá – xã hội, lịch sử,… |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
– Thực hành thu thập, phân tích, biểu diễn các số liệu thống kê (thông qua một số tình huống đơn giản gắn với những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hoặc có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính, chủ quyền biển đảo, biên giới, giáo dục STEM,…). – Thực hành mua bán, trao đổi tiền tệ. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,…) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tiễn. Hoạt động 3 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu với học sinh có năng khiếu toán trong trường và trường bạn. |
Yêu cầu cần đạt các môn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
ĐỌC KĨ THUẬT ĐỌC – Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả: nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. – Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3. – Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới. – Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay. ĐỌC HIỂU Văn bản văn học Đọc hiểu nội dung – Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu |
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức 2.1. Vốn từ theo chủ điểm 2.2. Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển 2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu 2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng 2.5. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa 3.1. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng |
Yêu cầu cần đạt |
Nội dung |
được điều tác giả muốn nói qua văn bản. – Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản. – Nhận biết được chủ đề văn bản. Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại. – Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả. – Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. – Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch – Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá. Liên hệ, so sánh, kết nối – Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản. – Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao. – Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm. Đọc mở rộng – Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. – Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ. |
3.2. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng 3.3. Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng 3.4. Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông tin) 3.5. Công dụng của dấu gạch ngang ( đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích) 4.1. Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng 4.2. Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng 4.3. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần 4.4. Kiểu văn bản và thể loại – Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ |
Yêu cầu cần đạt |
Nội dung |
Văn bản thông tin |
– Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối – Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật – Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy – Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc 5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) KIẾN THỨC VĂN HỌC 1. Chủ đề 2. Đặc điểm nhân vật 3. Hình ảnh trong thơ 3. Lời thoại trong kịch bản văn học NGỮ LIỆU 1.1. Văn bản văn học – Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) |
Đọc hiểu nội dung |
|
– Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản. |
|
– Biết tóm tắt văn bản. |
|
Đọc hiểu hình thức |
|
– Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc. |
|
– Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối. |
|
Liên hệ, so sánh, kết nối |
|
– Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc. |
|
– Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử). |
|
Đọc mở rộng |
|
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học. |
|
VIẾT |
|
KĨ THUẬT VIẾT |
Yêu cầu cần đạt |
Nội dung |
Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan. VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN Quy trình viết – Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả). – Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau. Thực hành viết – Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó. – Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe. – Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả. – Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết. – Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. – Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 – 3 bước. – Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè. |
văn miêu tả – Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ – Kịch bản văn học Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 – 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 – 250 chữ, thơ khoảng 100 – 120 chữ 1.2. Văn bản thông tin – Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm – Giấy mời –Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi – Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học) – Báo cáo công việc Độ dài của văn bản: khoảng 150 – 180 chữ 2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý |
Yêu cầu cần đạt |
Nội dung |
NÓI VÀ NGHE Nói – Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài; có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp. – Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,…). – Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó. – Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe – Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện. – Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác. Nói nghe tương tác – Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận. – Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện. |
……
>> Tải file để tham khảo các môn khác!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Yêu cầu cần đạt các môn lớp 4 sách Chân trời sáng tạo (8 môn) Yêu cầu cần đạt sách Chân trời sáng tạo lớp 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.