Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam cậu bé thông minh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn học dân gian Việt Nam được tô điểm bằng những câu chuyện cổ tích không chỉ có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn mà còn ẩn chứa nhiều bài học nhân văn và có giá trị giáo dục cao. Trong bài viết này, Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu đến bạn câu chuyện cổ tích Việt Nam mang tên cậu bé thông minh.
Tham khảo thêm: Tuyển chọn 15 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, nhân văn
Nội dung truyện cậu bé thông minh
Phiên bản phổ biến của cậu bé thông minh
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài giỏi, bèn sai một viên quan đi dò la. Viên quan này đã đưa ra những câu đố oái oăm để thu hút nhiều người tham gia, nhưng tiếc là ông vẫn chưa tìm được người nào thực sự thông minh hơn người.
Bỗng một hôm, viên quan tình cờ đi qua một cánh đồng làng, ông nhìn thấy bên vệ đường hai cha con đang làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày, người con thì đập đất. Ông đã cho dừng ngựa lại để hỏi han:
Này ông lão, trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Khi người cha còn đang ngẩn người chưa biết trả lời ra sao thì đứa con chừng bảy tám tuổi đã nhanh trí hỏi vặn lại viên quan:
Tôi xin hỏi ông câu này trước. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Nghe thấy đứa trẻ hỏi như vậy, viên quan sửng sốt không biết phải trả lời như thế nào. Ông nghĩ bụng, đây nhất định là nhân tài của nước ta, không phải tìm đâu xa nữa rồi. Nghĩ thế, viên quan quyết định hỏi rõ họ tên, quê quán của hai cha con rồi vội về bẩm báo lên nhà vua.
Nghe viên quan nói như thế, vua lấy làm mừng lắm, nhưng vẫn muốn kiểm chứng thêm cho chắc chắn. Ông bèn sai người ban cho ngôi làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, rồi ra lệnh phải nuôi để ba con trâu ấy đẻ thành chín con và nộp lại cho vua vào năm sau, nếu không thì cả làng phải chịu tội.
Dân làng nhận được lệnh của vua thì không khỏi lo lắng, không biết phải làm sao. Dù đã họp làng, bàn tán xôn xao nhưng vẫn chưa tìm ra cách gì để giải quyết. Em bé con người thợ cày nghe chuyện liền thưa với cha:
Hiếm khi mới được vua ban lộc, cha hãy thưa với làng ngả thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để cả làng ăn cho sướng miệng. Còn lại một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng để làm lộ phí, cha con ta cùng lên đường lo liệu việc này.
– Mày đừng có làm bừa con ạ, thịt ăn hết rồi thì còn lo liệu làm sao được.
Cậu bé vẫn quả quyết:
– Cha đừng lo lắng, cứ để con lo liệu chuyện này, rồi sẽ ổn thôi.
Chiều lòng con, người cha quyết định ra đình để thưa chuyện với làng. Nghe người cha trình bày, dân làng vẫn còn ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan mới cho phép ngả trâu.
Mấy hôm sau, hai cha con chuẩn bị hành lý lên kinh đô. Đến cung vua, cậu bé bảo cha đừng đợi ở ngoài rồi lẻn vào cung nhân lúc mấy tên lính canh không để ý, rồi vào sâu rồng khóc um lên. Vua nghe thấy tiếng khóc, sai lính cho cậu bé vào phán hỏi:
“Cái thằng kia, mày có việc gì mà đến đây khóc?”
“Bẩm đức vua – cậu bé vờ vĩnh đáp – mẹ con mất sớm nhưng cha con không chịu để em bé để con được chơi với em nên con khóc ạ. Mạn phép mong đứa vua phán bảo cha con để con có em chơi cùng ạ.”
Nghe cậu bé nói, cả vua và các quan lại lẫn lính canh đều bật cười. Vua phán bảo cậu bé:
– Cha mày giống đực đẻ làm sao được. Muốn có em thì mày phải kiếm vợ khác cho cha mày.
Em bé bỗng tươi cười đáp lại vua:
– Dạ bẩm vua, vậy sao vua lại ra lệnh cho làng chúng con phải nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp đứa vua ạ? Giống đực thì đẻ làm sao được!
Vị vua cười đáp lại:
Ta chỉ thử thôi mà. Thế làng chúng bay không biết đường mang trâu với gạo ra mà ăn với nhau à?
Dạ tâu vua, biết là lộc vua ban nên làng chúng con đã làm cỗ ăn mừng rồi ạ.
Vua biết cậu bé này thông minh hơn người, những vẫn muốn thử lần nữa. Đến hôm sau, sứ giả của nhà vua mang đến một con chim và bảo hai cha con phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé liền bảo cha lấy cho mình cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
Ông mang cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe thấy thế thì tâm phục khẩu phục, lập tức sai người ban thưởng hai cha con.
Một nước láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi của nhà vua, họ đã sai sứ giả mang sang một vỏ ốc dài, rỗng hai đầu và thách đố sâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Sau khi nghe xong, cả vua quan và các nhà thông thái đều nhìn nhau, vò đầu bứt tai suy nghĩ mà chưa tìm ra lời giải đáp. Người thì bảo bôi sáp vào sợi chỉ để dễ lọt qua hơn, người thì dùng miệng để hút cho sợi chỉ xuyên qua,…nhưng tất cả đều bất thành. Cuối cùng, vua phải sai người đến hỏi ý kiến cậu bé thông minh.
Em bé nghe xong, không đáp mà chỉ hát một cậu:
“Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…:”
Rồi nói thêm: “Cứ làm theo cách này là được, tôi không cần phải về triều làm gì.”
Viên quan vội trở về bẩm báo với đức vua. Quả nhiên, đúng như lời cậu bé nói, làm theo cách đó thì sợi chỉ đã xuyên qua đường ruột ốc, nước láng giềng cũng phải tâm phục khẩu phục. Kể từ đó, cậu bé được vua phong làm trạng nguyên, được sống ở dinh thự trong hoàng cung gần nhà vua.
Dị bản của cậu bé thông minh
Truyện cậu bé thông minh cũng có nhiều dị bản của các dân tộc. Trong đó có truyện Trạng của đồng bào Cham-pa:
Ngày xửa ngày xưa, có ông vua kia chỉ sinh được một nàng công chúa nên yêu thương hết mực. Ông ra lệnh cho các quan đi tìm người tài về kén làm phò mã cho công chúa. Cũng giống như cốt truyện em bé thông minh, viên quan này cũng gặp một nông dân đang cày ruộng và hỏi: “Từ sáng đến giờ trâu của ông cày được mấy đường rồi?”
Người cày ruộng không biết trả lời thế nào, bị quan đánh. Đứa con của lão vội chạy theo viên quan, nhanh trí hỏi vặn lại: “Từ lúc bắt đầu đến giờ các quan đã qua bao nhiêu làng, bao nhiêu cánh đồng và gặp bao nhiêu người? Ngựa quan phi bao nhiêu nước tiểu, bao nhiêu nước đại?”
Các quan đều sửng sốt không biết trả lời, bị em bé đánh lại. Viên quan về bẩm báo sự việc với đức vua. Vua cho người sai cậu bé phải nộp một sợi dây làm bằng tro dài 20 sải, nếu không thì bị phạt chém ba họ. Em bé nghĩ cách bảo mẹ bện rơm thành dây, rồi khoanh vào chum, để thò hai đầu dây ra ngoài, sau đó đốt cháy rồi mang tro đến nộp cho nhà vua.
Nhà vua lại tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách đưa cho một con chim én và bắt dọn 10 món ăn khác nhau. Em bé liền bảo mẹ đưa cho vua một cây kim nhỏ, nhờ vua mài cho một cây dao để làm thịt con chim.
Các quan về tâu vua, vua sai bắt em ấy phải nộp một sợi dây bằng tro dài 20 sải, “nếu không có thì chém ba họ”. Em bé bảo mẹ bện rơm thành dây khoanh vào chum cho thò hai đầu dây ra ngoài đốt cháy tất cả rồi mang đến cho vua.
Vua lại sai đưa một con chim én cho em, bảo dọn mười món khác nhau mỗi món một đĩa. Em bé bảo mẹ đưa tới cho vua một cái kim nhỏ nhờ đánh cho một cây dao để xẻ thịt chim. Vua tâm phục khẩu phục nhưng vẫn muốn thử lần nữa. Từ đoạn này, dị bản của dân tộc Cham-pa đã có phần khác biệt so với phiên bản phổ biến.
Tiêu biểu là chi tiết vua sai cậu bé làm một cái bánh biết nói. Cậu bé liền nằm lên mâm, bảo mẹ úp lồng bàn lại, bên ngoài dán giấy lên rồi dâng lên đức vua. Đức vua đưa ra câu đó: “Gai cam không ai vót, cớ sao lại nhọn?” Cậu bé hỏi vặn lại: “Cây chuối không ai bào mà sao lại trơn?”.
Vua lại bắt một con chim, bỏ vào tay rồi đố cậu bé: “Đố ngươi biết ta đang muốn nắm hay thả chim?” Cậu bé nhanh trí chạy ra ngưỡng cửa, hỏi ngược lại đứa vua: “Đố bệ hạ tôi đang muốn vào hay ra?”. Vua thấy cậu thông minh, muốn gả cho công chúa, nhưng cậu bé không lấy, vua phải thả cho về.
Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cậu bé thông minh
Câu chuyện dân gian cậu bé thông minh, dù ra đời từ lâu nhưng đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị nhân văn và bài học đạo đức. Truyện ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội. Bằng những tình huống và cốt truyện hợp lí, gần gũi giản dị đậm chất dân gian, cậu truyện em bé thông minh để lại tiếng cười hài hước, dí dỏm cho độc giả.
Qua câu truyện, người đọc cũng nhận thức được giá trị của trí tuệ trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời hiểu rằng những người có trí thông minh sẽ luôn gặp nhiều may mắn, được mọi người yêu quý và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
Nghe truyện cậu bé thông minh bản MP3
“Cậu bé thông minh” là truyện cổ tích thú vị mà bất cứ ai cũng nên đọc một lần trong đời. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể nghe truyện cậu bé thông minh phiên bản MP3 tiện lợi qua link dưới đây:
Nghe truyện cậu bé thông minh bản MP3
Xem phim truyện cổ tích cậu bé thông minh
Nhờ cốt truyện hay, nhiều tình tiết thú vị, truyện cổ tích cậu bé thông minh đã được chuyển thể thành phim. Bạn cũng có thể dành thời gian thưởng thức bộ phim thông qua link dưới đây nhé:
Link YouTube: Phim Cậu Bé Thông Minh – Cổ Tích Việt Nam [Full HD]
Xem phim hoạt hình truyện cổ tích cậu bé thông minh
Nếu yêu thích phiên bản hoạt hình dễ thương với chất giọng lồng tiếng truyền cảm, bạn có thể đón xem phim hoạt hình truyện cổ tích cậu bé thông minh. Phim này phù hợp với các bạn nhỏ, vốn là lứa tuổi ưa thích phim hoạt hình:
Link Youtube: Cậu Bé Thông Minh – Truyện Cổ Tích Việt Nam [HD 1080p]
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn ý nghĩa truyện cổ tích dân gian Việt Nam cậu bé thông minh. Đây quả là một câu chuyện thú vị và có giá trị nhân văn sâu sắc. Dù tác phẩm ra đời đã lâu nhưng những ý nghĩa mà nó để lại thì vẫn còn in sâu trong tâm trí bạn đọc.
Chọn mua snack, rong biển chất lượng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để thưởng thức nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa câu chuyện cổ tích dân gian Việt Nam cậu bé thông minh tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.