Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, là một trong các vitamin nhóm B tan được trong nước có tác dụng trong quá trình trao đổi chất, giúp hệ thần kinh và não bộ hoạt động bình thường, có nhiều trong gan động vật, cá, heo, gia cầm.
Vitamin B12 có vai trò gì với sức khỏe?
Đối với người lớn
Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Vitamin B12 giúp nâng cao sự tập trung, hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh như đau thần kinh tọa, thần kinh cổ tay…
Đóng vai trò then chốt để điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu ác tính.
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo hồng cầu, thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu to.
Vitamin B12 còn có tác dụng tăng cường, cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi, phòng chống bệnh teo não.
Đối với phụ nữ mang thai
Thiếu vitamin B12 sẽ làm suy giảm công dụng của axit folic, dễ dẫn đến dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở thai nhi.
Bổ sung vitamin B12 giúp trẻ trong bụng mẹ ít quấy khóc hơn. Ngoài ra, còn hạn chế tình trạng nôn ói do ốm nghén của phụ nữ mang thai.
Hàm lượng vitamin B12 phụ nữ mang thai nên bổ sung mỗi ngày khoảng 2,6 mcg.
Đối với trẻ em
Vitamin B12 tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí thông minh, trí nhớ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
Đặc biệt ở trẻ, thiếu vitamin B12 dễ khiến trẻ gặp vấn để về giao tiếp, lãnh đạm hoặc cáu kỉnh. Triệu chứng thiếu vitamin B12 ở trẻ tương đối giống với chứng tự kỷ.
Lượng vitamin B12 cần cho trẻ tùy thuộc vào độ tuổi. Mỗi ngày, trẻ từ 1 đến 12 tuổi cần khoảng 2 mcg, trẻ từ 13 đến 19 tuổi cần khoảng 3 mcg.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B12
Mệt mỏi tăng dần: Theo Sức khỏe và Đời sống, đây là biểu hiện đầu tiên của việc thiếu vitamin B12. Cho dù có ngủ bao nhiêu, bạn vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
Ngứa và tê tay, tê chân: Thiếu vitamin B12 làm giảm lượng myelin trong thần kinh, dẫn đến tổn thương thần kinh, gây ngứa và tê ở lòng bàn tay và bàn chân.
Da vàng hoặc da tái, nhợt nhạt: Mắt, móng tay và da có thể chuyển sang màu vàng nhạt khi thiếu vitamin B12.
Trí nhớ suy giảm: Như đã nói ở phần trên có thể thấy được, mất trí nhớ hay suy giảm trí nhớ là biểu hiện cơ thể đang thiếu vitamin B12.
Lưỡi mượt và đỏ: Một nửa số người thiếu vitamin B12 có dấu hiệu này. Lưỡi trơn láng, ở cạnh lưỡi không có nhú gai, làm mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến sút cân. Ngoài ra, lưỡi còn có thể cảm giác nóng rát và đau dưới lưỡi.
Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì?
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, néu cơ thể thiếu hụt vitamin B12 ở mức nhẹ, hầu như sẽ không xuất hiện triệu chứng và bệnh lý. Tuy nhiên, nếu nặng và không được bổ sung kịp thời có thể khiến bạn gặp một số vấn đề sức khỏe như:
Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn gây thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ,…
Tổn thương thần kinh: Vitamin B12 đóng ai trò quan trọng trong quá trình hình thành myelin – bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh, thiếu hụt chất này thường gây ra suy nhược, tổn thương thần kinh và các triệu chứng tê bì chân tay.
Biến chứng khác: Các triệu chứng thiếu máu hồng cầu với lưỡi to, mất gai lưỡi,..là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu nặng còn có thể gây suy tim, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Giảm thị lực: Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Thiếu vitamin B12 sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực.
Rối loạn tiêu hóa: Thiếu Vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…
Vitamin b12 có trong thực phẩm nào?
Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 nhất chính là gan động vật như gan bò, gan heo… Các thực phẩm khác như cá, thịt heo, thịt gia cầm cũng chứa nhiều vitamin B12.
Ngoài ra, vitamin B12 với hàm lượng vừa đủ, không quá nhiều có trong các thực phẩm như trứng, ngũ cốc, hải sản…
Đối với trẻ em, nếu gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn các thực phẩm này, sữa công thức là nguồn giúp bổ sung vitamin B12 tốt nhất cho trẻ. Sữa bột bổ sung không chỉ vitamin B12 mà còn nhiều dưỡng chất khác. Không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng nên sử dụng sữa bột nhé!
Những lưu ý khi bổ sung vitamin B12
Đối tượng thường thiếu vitamin B12 gồm: người cao tuổi, người ăn chay, người bị viêm đường tiêu hóa, cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non.
Tuyệt đối không bổ sung vitamin B12 cho người bệnh ung thư, người bị dị ứng với vitamin B12.
Nên chú ý trong quá trình chế biến không sử dụng nhiệt độ quá cao, dễ làm biến đổi hoặc mất đi không chỉ vitamin B12 mà còn các vitamin nhóm B khác.
Dùng vitamin B12 dưới dạng thuốc dễ gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đau khớp… Do vậy, nên bổ sung vitamin B12 bằng ăn uống, trừ trường hợp có chỉ định bác sĩ.
Đau thần kinh tọa là chứng bệnh gây khó chịu cho người bệnh, khiến các sinh hoạt trong cuộc sống mất đi sự thoải mái. Tìm hiểu nhiều mẹo chữa đau thần kinh tọa hiệu quả tại nhà nhé!
Như vậy, vitamin B12 có rất nhiều công dụng đối với hệ thần kinh và não bộ. Cần lưu ý để bổ sung đầy đủ vitamin B12 bạn nhé !
Xem thêm: Biotin (Vitamin H hay Vitamin B7) là gì?
Thông tin tham khảo từ: suckhoedoisong.vn