Blogdoanhnghiep.edu.vn - Cổng thông tin kiến thức tổng hợp

Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư Những bài văn mẫu lớp 8

Tháng 10 10, 2024 by Blogdoanhnghiep.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư Những bài văn mẫu lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn.

Đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới
Đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới

Dưới đây là 4 đoạn văn mẫu lớp 8, được Blogdoanhnghiep.edu.vn tổng hợp và đăng tải. Mời tham khảo nội dung chi tiết để nắm rõ hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

Đoạn văn về sắc thái của từ rượi buồn – Mẫu 1

Bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư khiến tôi cảm thấy ấn tượng với việc sử dụng từ ngữ của tác giả, đặc biệt là từ “rượi buồn”. Trước hết, rượi buồn tính từ, miêu tả trạng thái buồn bã, có vẻ ủ rũ. Đặt vào ngữ cảnh bài thơ, tính từ này nhằm bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nhớ về kỉ niệm quá khứ. Một nỗi buồn sâu sắc, bâng khuâng khi nhớ về quá khứ được ở bên cạnh người mẹ, được vô tư vui vẻ mà không phải lo âu, nghĩ ngợi. Nỗi buồn trở nên mênh mang, vô tận. Nếu thay bằng các từ đồng nghĩa như “buồn bã”, “buồn rầu” thì ý nghĩa không thay đổi, nhưng sắc thái tình cảm sẽ bị giảm đi.

Đoạn văn về sắc thái của từ rượi buồn – Mẫu 2

Ở bài thơ “Nắng mới”, tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng từ “rượi buồn” để diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tính từ này gợi ra cảm nhận về một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Từ đó, tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố càng tăng thêm, rõ ràng hơn. Có thể thay thế một số từ ngữ khác thể hiện nỗi buồn nhưng rõ ràng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả trong ngữ cảnh này hơn cả.

Đoạn văn về sắc thái của từ rượi buồn – Mẫu 3

Khi đọc bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, tôi cảm thấy ấn tượng với việc sử dụng từ ngữ của tác giả, đặc biệt là từ “rượi buồn”. Trước hết, rượi buồn tính từ, miêu tả trạng thái buồn bã, có vẻ ủ rũ. Tác giả đã sử dụng tính từ này nhằm bộc lộ tâm trạng của mình khi nhớ về kỉ niệm quá khứ. Đó là một nỗi buồn sâu sắc khi nhớ về một quá khứ ở bên cạnh người mẹ, được vô tư vui vẻ mà không phải lo âu, nghĩ ngợi. Người đọc đã cảm nhận được một nỗi buồn mênh mang, vô tận. Giả sử ta thay bằng các từ đồng nghĩa như “buồn bã”, “buồn rầu” thì ý nghĩa không thay đổi, nhưng sắc thái tình cảm sẽ bị giảm đi đáng kể.

Đoạn văn về sắc thái của từ rượi buồn – Mẫu 4

Trong bài thơ “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư, tôi cảm thấy ấn tượng với việc tác giả sử dụng từ “rượi buồn”. Đầu tiên, tính từ này gợi ra cảm nhận về một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang. Có thể cảm nhận như nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có thể thay thế một số từ ngữ khác thể hiện nỗi buồn nhưng rõ ràng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viết một đoạn văn về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư Những bài văn mẫu lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Tổng hợp các lỗi Youtube phổ biến nhất (Error Youtube 500, 501, 502, 503…)
Lời chúc Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
Văn khấn rước ông Táo về mùng 7 Tết 2025
Previous Post: « Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn, có chứa động từ (4 mẫu) Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3, 4 – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
Next Post: Hướng dẫn làm web nghe nhạc Sách hướng dẫn thiết kế web miễn phí »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết

Copyright © 2025 · Blogdoanhnghiep.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích