Bạn đang xem bài viết Vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy ly – Tại sao vậy? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nguyên lý 5 nghìn lá 2 nghìn xôi
Trên thực tế, có một số sản phẩm có cùng định lượng bên trong bao bì tương tự như mì ly. Các gói snack hiện tại, nhất là đối với khoai tây, dù là một gói to nhưng khi bóc ra quá nửa là không khí.
Lớp không khí này là nitơ giúp bảo quản khoai được lâu hơn. Nguyên lý đóng gói sản phẩm này được gọi là 5 nghìn lá 2 nghìn xôi, hiện nay chúng cũng được áp dụng với các sản phẩm mì ly.
Tại sao vắt mì ly không bao giờ chạm cốc?
Theo lời giải thích từ website của viện bảo tàng mỳ cốc ăn liền thuộc Osaka, Nhật Bản, thì việc vắt mì lưng chừng ly sẽ giảm sự vỡ mì trong quá trình vận chuyển.
Không dừng lại ở đó, nhờ khoảng trống này khi pha mì, nước nóng trong ly có không gian lưu chuyển ổn định. Từ đó sợi mì của bạn sẽ chín đều hơn, không xảy ra tình trạng sợi chín sợi sống.
Lưu ý khi nấu mì gói
Trên thực tế, mì gói hay mì ly chỉ có thể cứu đói tạm thời bởi chúng không đủ dinh dưỡng cũng như dân gian ta vẫn truyền miệng chúng khá nóng dễ gây mụn ở các bạn nữ.
Do đó khi chế biến mì, nếu có thêm chút thời gian, bạn nên trụng sơ mì trước khi nấu. Hạn chế tình trạng chỉ thêm gia vị và pha mì với nước sôi.
Thêm rau củ, thịt cá vào mì để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cũng như giảm độ nóng có trong mì chiên.
Xem thêm: Cách sử dụng mì gói không ảnh hưởng đến sức khỏe
Như vậy bạn đã có thể trả lời cho mình tại sao ly mì của bạn luôn ít, vắt mì lại nằng lưng chừng ly rồi. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy ly – Tại sao vậy? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.