Bạn đang xem bài viết Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc Soạn lý 8 trang 8, 9, 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 8, 9, 10, bài Vận tốc được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Vật lí 8 bài 2 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Vật lý 8 Bài 2, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Vật lí 8 bài 2: Vận tốc
I. Vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc
Vận tốc được tính bằng công thức:
Trong đó:
+ : vận tốc
+ : quãng đường
+ : thời gian đi hết quãng đường đó
III. Đơn vị của vận tốc
– Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
– Đơn vị hợp pháp của vận tốc là
– Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc hay .
– Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: hay .
– Dụng cụ đo vận tốc: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)
Giải bài tập Vật lý 8 Bài 2
Bài C1 (trang 8 SGK Vật lí 8)
Bảng dưới đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):
Bảng 2.1
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Làm thế nào dể biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghì kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột thứ 4.
Gợi ý đáp án:
Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần căn cứ vào thời gian mà họ chạy hết 60m đó. Người nào có thời gian ít hơn thì người đó chạy nhanh hơn.
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | 3 | |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | 2 | |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | 5 | |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | 1 | |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | 4 |
Bài C2 (trang 8 SGK Vật lí 8)
Bảng dưới đây ghi kết quả lần chạy 60m trong tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột thứ 5.
Gợi ý đáp án:
Kết quả được ghi ở cột thứ 5 trong bảng dưới đây:
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | … | 6,000 m/s |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | … | 6,316 m/s |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | … | 5,454 m/s |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | … | 6,667 m/s |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | … | 5,714 m/s |
Bài C3 (trang 9 SGK Vật lí 8)
Dựa vào bảng kết quả xếp hạng (câu C2), hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau đây.
Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ……, (2) …… của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) …… trong một (4) …… thời gian.
Gợi ý đáp án:
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Bài C4 (trang 9 SGK Vật lí 8)
Tìm đơn vị vận tốc thích hợp để điền vào chỗ trống ở bảng 2.2:
Bảng 2.2
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | … | … | … | … |
Gợi ý đáp án:
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | m/ph | km/h | km/s | cm/s |
Bài C5 (trang 9 SGK Vật lí 8)
a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?
b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?
Gợi ý đáp án:
a) – Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.
– Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được l0.8km.
– Vận tốc cùa một xe lửa là l0m/s: trong một giây, xe lửa đi được l0m.
b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đối vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.
Vận tốc ô tô là:
v1 = 36 km/h = 36000/3600 = 10 m/s
Vận tốc của xe đạp là:
v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 = 3 m/s
Vận tốc của xe lửa là 10m/s.
Vậy chuyến động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.
Bài C6 (trang 10 SGK Vật lí 8)
Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s.
Gợi ý đáp án:
Vận tốc của tàu tính ra km/h là:
(km/h)
Đổi s = 81 km = 81000 m, t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400 s
Vận tốc của tàu tính ra m/s:
(m/s)
Bài C7 (trang 10 SGK Vật lí 8)
Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?
Gợi ý đáp án:
Ta có:
40 phút = 2/3 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
Đáp số: s = 8 km.
Bài C8 (trang 10 SGK Vật lí 8)
Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.
Gợi ý đáp án:
Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.
Quãng đường người đó phải đi là:
s = v.t = 4.0,5 = 2 km.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lý 8 Bài 2: Vận tốc Soạn lý 8 trang 8, 9, 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.