Bạn đang xem bài viết Vật lí 12 Bài 1: Sự chuyển thể của các chất Giải Lý 12 Cánh diều trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Vật lí 12 Cánh diều Bài 1: Sự chuyển thể của các chất giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 thuộc chủ đề 1 Vật lí nhiệt được thuận tiện hơn.
Giải Lý 12 Sự chuyển thể của các chất các em sẽ hiểu được kiến thức sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 1 trong sách giáo khoa Vật lí 12. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Phần Quan sát trả lời câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1 trang 7 SGK Vật lí 12
Thanh sắt được tạo thành từ các phân tử chuyển động không ngừng nhưng tại sao lại không bị tan rã thành các hạt riêng biệt?
Gợi ý đáp án
Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định, rất khó nén.
Câu hỏi 2 trang 7 SGK Vật lí 12
Từ mô hình cấu trúc các chất mô tả trong Hình 1.2, hãy so sánh độ lớn lực tương tác giữa các phân tử trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Gợi ý đáp án
Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó, chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí xác định. Các phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Câu hỏi 3 trang 8 SGK Vật lí 12
Cùng một chất, khi ở thể lỏng thường có khối lượng riêng nhỏ hơn khi ở thể rắn và ở thể khí lại nhỏ hơn khi ở thể lỏng. Hãy so sánh khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất ở ba thể.
Gợi ý đáp án
Ở thể rắn, các phân tử sắp xếp có trật tự, lực liên kết lớn nên khoảng cách giữa các phân tử nhỏ nhất.
Ở thể khí, các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, lực liên kết rất yếu nên khoảng cách giữa các phân tử lớn nhất.
Ở thể lỏng, khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn so với khoảng cách các phân tử chất khí, nhỏ hơn khoảng cách các phân tử chất rắn.
Câu hỏi 4 trang 9 SGK Vật lí 12
Chất ở thể nào dễ bị nén nhất? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau (khoảng cách giữa các phân tử lớn gấp hàng chục lần kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
Phần Luyện tập
Luyện tập 1 trang 9 SGK Vật lí 12
Thêm các thông tin cần thiết vào các ô có dấu “?” để hoàn thành Bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số đặc điểm cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí theo mô hình động học phân tử.
Gợi ý đáp án
Đặc điểm |
Chất rắn |
Chất lỏng |
Chất khí |
Khoảng cách giữa các phân tử |
Rất nhỏ (chỉ cỡ kích thước phân tử) |
Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn |
Rất lớn so với kích thước phân tử |
Liên kết giữa các phân tử |
Rất mạnh |
Lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất khí, nhỏ hơn lực liên kết giữa các phân tử chất rắn |
Rất yếu |
Chuyển động phân tử |
Dao động quanh vị trí cân bằng xác định |
Dao động quanh vị trí có thể dịch chuyển |
Chuyển động hỗn loạn không có quy luật |
Hình dạng |
Xác định |
Phụ thuộc phần bình chứa nó |
Không có hình dạng xác định |
Thể tích |
Xác định |
Thể tích xác định |
Phụ thuộc bình chứa |
Luyện tập 2 trang 11 SGK Vật lí 12
Vì sao bình nước sôi muốn để nguội nhanh thì cần mở nắp để hơi nước thoát ra?
Gợi ý đáp án
Vì hơi nước có nhiệt độ cao, khi mở nắp thì hơi nước thoát ra nhiều và nhanh hơn làm cho nước còn lại trong bình nguội nhanh hơn.
Luyện tập 3 trang 11 SGK Vật lí 12
Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Hãy giải thích tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó.
Gợi ý đáp án
Vì cơ thể con người thường có nhiệt độ khoảng 37oC cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh, khi xoa cồn vào da thì làm cho cồn bay hơi ngay lập tức, vùng da chỗ xoa cồn bị mất năng lượng rất nhanh (năng lượng chuyển hoá sang cho cồn) nên ta cảm giác ở chỗ da đó lạnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lí 12 Bài 1: Sự chuyển thể của các chất Giải Lý 12 Cánh diều trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.