Blogdoanhnghiep.edu.vn - Cổng thông tin kiến thức tổng hợp

Vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 17, 18, 19

Tháng Mười Một 4, 2023 by Blogdoanhnghiep.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 17, 18, 19 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Soạn Lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, nội dung bài học trong SGK Bài tập về dao động điều hòa của Chương 1: Dao động

Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 18 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Lý 11 bài 4 Bài tập về dao động điều hòa là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Mục Lục Bài Viết

  • Vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa
  • Câu hỏi Khởi động trang 17 Vật lí 11 Bài 4
  • Vật lí 11 Kết nối tri thức trang 18
    • Bài 1 trang 18
    • Bài 2 trang 18
    • Bài 3 trang 19
    • Bài 4 trang 19
    • Bài 5 trang 19

Vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa

  • Câu hỏi Khởi động trang 17 Vật lí 11 Bài 4
  • Vật lí 11 Kết nối tri thức trang 18

Câu hỏi Khởi động trang 17 Vật lí 11 Bài 4

Khi biết phương trình hoặc đồ thị của vật dao động điều hòa, làm thế nào để xác định được vận tốc và gia tốc của vật?

Khám Phá Thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Hoạt động trải nghiệm 10 (Phụ lục III Công văn 5512)

Gợi ý đáp án

Khi biết phương trình của dao động điều hòa ta có thể sử dụng phương pháp đạo hàm để xác định được vận tốc, gia tốc của vật hoặc có thể xác định các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa và sử dụng các công thức đã biết để tính.

Vật lí 11 Kết nối tri thức trang 18

Bài 1 trang 18

Một vật dao động điều hòa có phương trình là x = 2cos(4πω − frac{pi }{6}) (cm). Hãy cho biết biên độ, tần số góc, chu kì, tần số, pha ban đầu và pha của dao động ở thời điểm t = 1s.

Gợi ý đáp án

Ta có:

  • Biên độ A = 2 (cm)
  • Tần số góc omega = 4 pi (rad/s)
  • Chu kì T = frac{2pi}{omega} = 0,5 (s)
  • Tần số f = frac{omega}{2pi} = 2 (Hz)
  • Pha ban đầu varphi = - frac{pi}{6} (rad)
  • Pha của dao động ở thời điểm t = 1s là varphi_{1} = - frac{23pi}{6} (rad)

Bài 2 trang 18

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, quanh điểm gốc 0, với biên độ A = 10 cm và chu kì T = 2 s. Tại thời điểm t= 0,vật có li độ x = A.

a) Viết phương trình dao động của vật.

b) Xác định thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x = 5 cm.

Gợi ý đáp án

a) Ta có: T = 2s rightarrow omega = frac{2pi}{T} = pi (rad/s)

Tại thời điểm t = 0, vật có li độ x = A rightarrow varphi = 0 (rad)

Phương trình dao động là: x = 10cospi t (cm)

b) Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x = 5 cm là frac{1}{3} (s)

Bài 3 trang 19

Hình 4.2 là sơ đồ của một bàn xoay hình tròn, có gắn một thành nhỏ cách tâm bàn 15 cm. Bàn xoay được chiếu sáng bằng nguồn sáng rộng, song song, hướng chiếu sáng từ phía trước màn để bóng đổ lên màn hình. Một con lắc đơn dao động điều hòa phía sau bàn xoay với biên độ bằng khoảng cách từ thanh nhỏ đến tâm bàn xoay. Tốc độ quay của bàn quay được điều chỉnh là 2π rad/s. Bóng của thanh nhỏ và quả nặng của con lắc luôn trùng nhau.

Khám Phá Thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 4 Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt

a) Tại sao nói dao động của bóng của thanh nhỏ và quả nặng là đồng pha?

b) Viết phương trình dao động của con lắc. Chọn gốc thời gian là lúc con lắc ở vị trí hiển thị trong Hình 4.2

c) Bàn xoay đi một góc 60° tử vị trí ban đầu, tính li độ của con lắc và tốc độ của nó tại thời điểm này.

Gợi ý đáp án

a) dao động của bóng của thanh nhỏ và quả nặng đồng pha với nhau vì hai dao động có cùng tần số và pha dao động

b) Biên độ dao động của con lắc A = 15 (cm)

Tần số góc ω = 2pi (rad)

Từ hình vẽ và hướng di chuyển của con lắc ta có pha ban đầu φ = 0 (rad)

Phương trình dao động của con lắc là: x = 15cos2pi (cm)

c) Bàn xoay đi một góc 60° từ vị trí ban đầu ta có pha dao động của con lắc là frac{pi }{3}

Li độ của con lắc là x = 7.5 cm

Vận tốc của con lắc là v = 81,62 cm/s

Bài 4 trang 19

Hình 4.3 là đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hòa.

a) Xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc và pha ban đầu của vật dao động.

b) Viết phương trình dao động của vật.

Gợi ý đáp án

a) Biên độ A = 15 (cm)

Chu kì T = 120 (ms) = 0,12 (s)

Tần số f = 25/3 (Hz)

Tần số góc omega = frac{2pi}{T}=frac{2pi}{0,12}=frac{50pi}{3} (rad/s)

Khám Phá Thêm:   File nghe Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World Audio Tiếng Anh lớp 6

Pha ban đầu varphi = -frac{pi}{2}

b) Phương trình dao động của vật là: x=15cos(frac{50pi}{3}t -frac{pi}{2} ) (cm)

Bài 5 trang 19

Đồ thị li độ – thời gian của hai vật dao động điều hòa A và B có cùng tần số nhưng lệch pha nhau (Hình 4.4).

a) Xác định li độ dao động của vật B khi vật A có li độ cực đại và ngược lại.

b) Hãy cho biết vật A hay vật B đạt tới li độ cực đại trước.

c) Xác định độ lệch pha giữa dao động của vật A so với dao động của vật B.

Gợi ý đáp án

a) Khi vật A có li độ cực đại thì vật B ở vị trí cân bằng và ngược lại khi vật B có li độ cực đại thì vật A ở vị trí cân bằng

b) Vật A đạt li độ cực đại trước vật B

c) Độ lệch pha giữa dao động của vật A so với dao dộng của vật B là: Δω = π dao động A sớm pha hơn dao động B

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lí 11 Bài 4: Bài tập về dao động điều hòa Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 17, 18, 19 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Giải SGK Toán 10 trang 37 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo
Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Giải SGK Toán 10 trang 37 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo
GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực Giáo dục công dân lớp 7 trang 16 sách Chân trời sáng tạo
GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực Giáo dục công dân lớp 7 trang 16 sách Chân trời sáng tạo
Bài viết trước: « Những loại trái cây trị táo bón nhanh chóng mà bạn nên thêm vào bữa ăn
Bài viết tiếp theo: Lưu ý quan trọng khi ra đường trong trời mưa bão, giông lốc »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết

Copyright © 2023 · Blogdoanhnghiep.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích