Bạn đang xem bài viết Vật lí 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Soạn Lý 10 trang 87 sách Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Vật lý 10 trang 87→93 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của chủ đề 3: Năng lượng.
Giải bài tập Vật lý 10: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng các em sẽ biết được kiến thức về thế năng và động năng. Từ có trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 2 Chủ đề 3 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Cánh diều. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Vật lý 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng mời các bạn cùng tải tại đây.
I. Thế năng và động năng
Câu hỏi 1
Tìm từ thích hợp với chỗ ? trong suy luận dưới đây:
Thế năng của búa máy càng ? thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng ?, cọc lún xuống càng sâu.
Gợi ý đáp án
Thế năng của búa máy càng lớn thì lực của máy đóng cọc thực hiện công càng lớn, cọc lún càng sâu.
Câu hỏi 2
So sánh thế năng trọng trường của vật ở độ cao h với công của người tác dụng lực nâng vật lên đến độ cao này.
Gợi ý đáp án
+ Thế năng trọng trường của vật ở độ cao h: Wt = mgh = P.h
+ Công của người tác dụng lực nâng (lực này có độ lớn bằng trọng lực, hướng từ dưới lên trên) đưa vật lên độ cao h: A = F.s = P.h
Vậy công của lực nâng bằng với thế năng trọng trường.
Câu hỏi 3
Từ liên hệ (i), (ii), hãy suy luận để rút ra kết luận: Động năng Wđ của vật có giá trị bằng công A của lực tác dụng lên nó.
Gợi ý đáp án
Từ liên hệ (i) và (ii) trong phần lí thuyết ta có: v2 = 2as và F = ma nên A = F.s = ma. = mv2 = Wd
Kết luận: Động năng Wđ của vật có giá trị bằng công A của lực tác dụng lên nó.
II. Cơ năng
Câu hỏi 4
Năng lượng hao phí trong quá trình toa tàu chuyển động tồn tại dưới dạng nào?
Gợi ý đáp án
Năng lượng hao phí trong quá trình toa tàu chuyển động tồn tại dưới dạng:
– Năng lượng nhiệt được sinh ra khi: bánh xe tàu hỏa ma sát với đường ray, tàu hỏa ma sát với không khí xung quanh lúc chuyển động.
– Năng lượng âm: tàu chạy phát ra tiếng ồn.
Câu hỏi 5
Bạn chà xát hai bàn tay vào nhau liên tục cho đến khi lòng bàn tay ấm lên. Năng lượng nhiệt mà bạn cảm nhận được chuyển hóa từ dạng năng lượng nào?
Gợi ý đáp án
Bạn chà xát hai bàn tay vào nhau liên tục cho đến khi lòng bàn tay ấm lên. Năng lượng nhiệt mà bạn cảm nhận được chuyển hóa từ động năng của hai bàn tay. Động năng của hai bàn tay lại được chuyển hóa từ năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thông qua việc ăn uống.
Câu hỏi 6
Phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật trong một số trường hợp đơn giản. Trong các trường hợp này có sự hao phí năng lượng không?
Bạn có thể sử dụng các trường hợp ở hình 2.4 hoặc tự đưa ra các tình huống khác.
Gợi ý đáp án
a) Chơi xích đu ở công viên: người chơi cần phải tác dụng 1 lực để xích đu có thể chuyển động được, khi đó xích đu có động năng. Khi xích đu lên cao dần, động năng chuyển hóa dần thành thế năng và ở một độ cao xác định, xích đu có thế năng lớn nhất. Khi xích đu đi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng, rồi lại đi lên nhưng không tới được độ cao như ban đầu, quá trình xích đu lên rồi lại xuống như vậy cho tới khi toàn bộ cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng thì xích đu dừng hẳn.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: xích đu ma sát với trục quay phát ra âm thanh.
+ Năng lượng nhiệt: xích đu ma sát với trục quay làm nóng trục quay và dây xích.
b) Nhảy tự do trên bạt nhún: người chơi tác dụng lực của chân vào bạt nhún để nhảy lên tới một độ cao rồi rơi xuống bạt nhún. Trong quá trình nhảy lên có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng. Khi rơi xuống, thế năng biến đổi thành động năng. Và người chơi dừng lại khi cảm thấy mệt và người nóng lên, do hóa năng trong thức ăn mà cơ thể nạp vào chuyển hóa thành cơ năng và cơ năng đã biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: người va chạm với bạt nhún phát ra âm thanh.
+ Năng lượng nhiệt: người va chạm với bạt nhún, ma sát với không khí làm cơ thể và bạt nhún.
c) Thủ môn phát bóng bổng: thủ môn tác dụng lực của chân vào quả bóng làm quả bóng chuyển động, tức là quả bóng có động năng. Trong trường hợp này, hóa năng dự trữ trong thức ăn do con người nạp vào cơ thể chuyển hóa thành động năng của quả bóng.
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: chân thủ môn tiếp xúc với bóng phát ra âm thanh
+ Năng lượng nhiệt: chân thủ môn ma sát với bóng làm chân và bóng nóng lên.
Câu hỏi 7
Cơ năng là gì?
Gợi ý đáp án
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó: W = Wt + Wđ
Câu hỏi 8
Điều kiện để cơ năng của vật được bảo toàn là gì?
Gợi ý đáp án
Điều kiện để cơ năng của vật được bảo toàn là trong quá trình chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại, ma sát rất nhỏ và có thể bỏ qua sự hao phí năng lượng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lí 10 Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Soạn Lý 10 trang 87 sách Cánh diều tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.