Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Cảm nhận Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng lập dàn ý cho bài văn cảm nhận Mùa xuân nho nhỏ đầy đủ những ý quan trọng.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tình yêu thiên nhiên, đất nước, khát vọng dâng hiến cho mùa xuân đất trời của Thanh Hải. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn để nhanh chóng lập dàn ý cảm nhận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thật hay.
Dàn ý cảm nhận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Cảm nhận chung về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
II. Thân bài
1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên
– Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:
- Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
- Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
- Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.
=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng
2. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước của lực lượng sản xuất.
- Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.
- Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
- Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.
- Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
- Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.
=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ
3. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình
- Điệp ngữ “ta” kết hợp với các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.
- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.
- Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” – còn trẻ, “khi tóc bạc” – già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.
- Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bình để đón mùa xuân, ca ngợi mảnh đất Huế mộng mơ.
III. Kết bài
- Đánh giá về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Dàn ý cảm nhận về Mùa xuân nho nhỏ
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân bài
a. Khổ thơ thứ nhất
- Vẻ đẹp mùa xuân qua cảm nhận của tác giả:
- Bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, tác giả cô đọng giọng hót của con chiền chiện thành giọt long lanh và giơ tay ra để cảm nhận.
→ Vẻ đẹp mùa xuân qua cách cảm của tác giả trở nên đẹp đẽ, nhiều màu sắc và đáng yêu, đáng mến.
b. Khổ thơ thứ hai
- Ở khổ thơ này, tác giả cảm nhận về vẻ đẹp của con người lao động:
- Hình ảnh con người lao động trong mùa xuân gắn liền với với màu xanh của chồi lộc, một màu sắc tràn đầy sức sống, cả đất trời như được sinh sôi nảy nở.
c. Khổ thơ thứ ba
- Sau khi cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên và con người, tác giả cảm nhận về mùa xuân của cả đất nước.
- Đất nước tuy còn nhiều gian lao, khổ cực nhưng vẫn hướng về phía trước với niềm phấn khởi, hào hứng.
d. Ba khổ thơ cuối – Ước nguyện của nhà thơ
- Ước muốn của tác giả: trở thành con chim, làm cành hoa để nhập vào bản hòa tấu chung của đất nước, của dân tộc một giai điệu trầm ấm.
- Khao khát cống hiến của tác giả: muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước dù là khi còn trẻ hay lúc về già.
- Tâm trạng của tác giả vào mùa xuân: hát vang câu hát Nam ai, Nam bình để hòa chung không khí vui vẻ cho cả dân tộc.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân bài
a. Bức tranh xuân thiên nhiên trên miền đất Huế thật đẹp, thật tình:
- Nơi dòng Hương Giang êm đềm trong trẻo, một bông hoa lục bình tím biếc đang khoe sắc rực rỡ.
- Màu tím biếc của hoa kết hợp cùng màu xanh trong của dòng nước mang đến bức tranh mùa xuân hài hòa, tràn đầy sức sống.
- Tiếng hót trong trẻo, vang vọng của chú chim chiền chiện làm cho bức tranh tràn ngập không khí mùa xuân.
- Nàng xuân kiêu kỳ mang giọt xuân đến cho đời
b. Xuân đồng hành cùng con người, cùng nhân dân:
- Mùa xuân – Người cầm súng: đó là những ngày chiến đấu, mang trên đôi vai quyết tâm và ý chí kiên cường.
- Mùa xuân – người ra đồng, đó là vẻ đẹp của nhân dân lao động, chịu thương chịu khó; là nhiệm vụ lao động sản xuất thời hậu chiến.
- “Lộc” xuân không chỉ là lộc non xanh biếc của lá cành, lúa nương mà nó còn là lộc của thắng lợi chiến đấu, của những thành quả trong sản xuất tăng gia.
- Các từ ” hối hả”; ” xôn xao”, càng làm nổi bật không khí thi đua, thúc giục nhau lao động dựng xây đời.
c. Xuân ca khúc hát tự hào:
- Sau ngàn năm vất vả đất nước được thái bình
- Niềm tin vào một ngày mai tươi sáng
d. Ý nguyện cao quý của thi nhân:
- Nguyện làm cành hoa nhỏ bé, làm nàng chim xanh, làm một nốt trầm lặng trong khúc ca cuộc đời.
- Nguyện sống một cuộc đời thật ý nghĩa
3. Kết bài
- Cảm nghĩ về giá trị bài thơ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Cảm nhận Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.