Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng 2 Dàn ý & 3 bài văn hay lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 bài Đóng vai cụ Bơ-men kể lại Chiếc lá cuối cùng SIÊU HAY, kèm theo 2 dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 hóa thân thành cụ Bơ-men hiểu hơn về những suy nghĩ, hành động vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão của cụ.
Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo, cũng chính là người đánh thức khát khao sống lại cho Giôn-xi đang tuyệt vọng, buông xuôi. Ngoài ra, các em có thể nhập vai Giôn-xi, Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng để ngày càng học tốt môn Văn 8:
Đề bài: Em hãy đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O’henri
Dàn ý đóng vai cụ Bơ-men kể lại Chiếc lá cuối cùng
Dàn ý 1
1. Mở bài
- Nhân vật “tôi” giới thiệu khái quát về hoàn cảnh, cuộc đời mình – dẫn dắt vào câu chuyện cũ.
2. Thân bài
- Giôn – xi nhận tin dữ từ bác sĩ rằng bị bệnh viêm phổi nặng.
- Xiu hết lòng chăm sóc nhưng Giôn- xi vẫn đầy tuyệt vọng.
- Giôn- xi xem những chiếc lá trên cây thường xuân chính là cuộc đời mình, khi đã rụng hết là lúc cô sẽ chết.
- Nhân vật “tôi” cho rằng suy nghĩ của Giôn- xi là ngu ngốc, gàn dở.
- Nhân vật “tôi” nghe được cuộc trò chuyện từ phòng bệnh của Xiu và Giôn- xi.
- Nhân vật “tôi” quyết định vẽ nên chiếc lá cuối lên bức tường.
- Cuộc trò chuyện giữa” tôi” và Xiu.
- “Tôi” ra đi vì mắc viêm phổi nặng.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của nhân vật “tôi” chốn thiên đường.
Dàn ý 2
1. Mở bài
– Giới thiệu về hoàn cảnh sống: Nước Mĩ là một quốc gia phát triển nhưng sự phân biệt giàu – nghèo cũng vô cùng khắc nghiệt.
– Giới thiệu sơ lược về bản thân
- Tôi là một họa sĩ nghèo, tên Bơ-men
- Tôi cùng thuê nhà trọ với hai cô bé Giôn- xi và Xiu.
2. Thân bài
– Giới thiệu cụ thể về bản thân
- Tôi là một người nghèo khổ, cô đơn và suốt cuộc đời chỉ mơ trước vẽ được một bức tranh kiệt tác.
- Tôi là một họa sĩ cầm bút vẽ được hơn bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bị.
- Tôi kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho nhiều họa sĩ.
- Tôi luôn nuôi ước mơ sẽ vẽ được một bức kiệt tác.
- Cả tôi, Giôn- xi và Xiu cùng nhau thuê một căn phòng ở làng Grinix
– Quyết định cứu sống Giôn-xi
- Tôi và Xiu cùng lo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi.
- Giôn-xi đặt sự sống của mình vào những chiếc lá thường xuân,
- Giôn-xi luôn ở trong tâm trạng tuyệt vọng, thiếu niềm tin vào sự sống.
- Tôi quyết định sẽ vẽ một chiếc lá thường xuân cho Giôn-xi
– Sau đêm vẽ chiếc lá
- Tôi đã bị ngất và được đưa vào viện.
- Tôi được biết, cô bé Giôn- xi đã sống lại.
- Tôi nghĩ mình đã làm nên kì tích.
- Chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác của cuộc đời tôi.
3. Kết bài
- Tôi chuẩn bị tâm lí để ra đi.
- Lời nhắn nhủ cho hai cô bé đáng thương Giôn-xi và Xiu.
Đóng vai cụ Bơ-men kể lại Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 1
Con người sinh ra và chết đi là một quy luật của tự nhiên. Nhưng khi người ta chết đi không có nghĩa là không còn tồn tại trên đời nữa, họ vẫn để lại những tấm lòng, những tình thương của họ với những người còn sống trên đời và hình ảnh của họ sẽ mãi ở trong tim mọi người. Đó là những gì mà ta, một họa sĩ già đã nhận ra trong 60 năm sống trên đời. Và giờ đây, khi ta đã về nơi thiên giới, ta đã yên lòng vì sự ra đi của ta không hề vô ích, nó đã cứu sống được một mạng người.
Giờ đây, trong lòng ta đang ùa về những kỉ niệm của một mùa thu hai năm về trước. Hôm đó, có hai họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi mới chuyển đến “khu họa sĩ”, nơi mà ta ở. Họ tuy chỉ là bạn bè nhưng họ còn thân nhau hơn cả chị em ruột. Điều đó làm ta vô cùng cảm động. Hằng ngày, ta ngồi làm mẫu cho các họ vẽ kiếm tiền và những lúc nhìn các chúng hăng say làm việc, lòng ta lại ao ước để lại được một kiệt tác cho đời…
Nhưng thật không may, vào một mùa đông, có một gã khách lạ, lạnh lẽo, chưa hề được thấy mặt qua, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng hắn lại vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, hắn quật ngã hàng chục nạn nhân. Hắn không phải là kẻ thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Hắn đã quật ngã Giôn-xi, khiến Giôn-xi nằm và hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện. Bác sĩ đã nói rằng cơ hội sống của con bé chỉ có 1 phần, còn lại phải tùy thuộc vào suy nghĩ và nghị lực sống của con bé. Lúc đó, dù chỉ có một phần mười hi vọng nhưng ta vẫn mong có thể cứu sống được Giôn-xi. Đó thực sự là một đứa trẻ ngoan và hiền lành, ta biết nó có ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ, như vậy mà từ bỏ cuộc đời thì thật là đáng tiếc.
Nhưng ta thật không nghĩ rằng Giôn-xi lại dễ dàng từ bỏ như vậy. Bệnh tật và nghèo túng đã khiến con bé tuyệt vọng và gục ngã trên con đi tìm lại niềm tin cho sự sống. Con bé nằm bất động trên giường, và đưa mắt ra ngoài cửa sổ, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì con bé cũng buông xuôi, lìa đời… Đó thật là một suy nghĩ gàn dở và ngu ngốc, Xiu cũng không làm cách nào để cho nó từ bỏ cái suy nghĩ ngu ngốc ấy được. Vẻ chán nản làm bệnh tình của Giôn-xi ngày một trầm trọng. Ta nhận thấy sự lo lắng của Xiu dành cho Giôn-xi qua những lời Xiu nói với ta. Biết được suy nghĩ của Giôn-xi, ta luôn suy nghĩ phải làm thế nào để chiếc lá cuối cùng không rơi xuống, để Giôn- xi sẽ có niềm tin và nghị lực để sống tiếp…
Có một buổi sáng khi đi ngang qua phòng của Giôn-xi, ta định ghé vào để hỏi thăm bệnh tình của con bé nhưng khi ta vừa định bước vào thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống rồi thều thào ra lệnh cho Xiu: “Kéo nó lên, em muốn nhìn.” Xiu đành phải làm theo một cách chán nản. Nhưng, ô kìa, thật may, sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá thường xuân vẫn bướng bỉnh bám trụ lại trên tường. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Và cả ngày hôm ấy, ta để ý thấy Giôn-xi cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, chờ cho chiếc lá rụng xuống và con bé sẽ chết. Nhìn Giôn-xi có mỗi ngày một tiều tụy đi như vậy, Xiu buồn rầu: “Em thân yêu ơi. Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Nhưng Giôn-xi không trả lời. Ta nghĩ con bé đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
Lúc đó, như có điều gì đã ngăn cản bước chân của ta lại. Nhìn Giôn-xi với vẻ mặt tuyệt vọng và Xiu vô cùng lo âu, lòng ta lại nhói đau. Ta không có con nhưng từ lâu ta đã coi Xiu và Giôn-xi là con ruột của mình. Ta đi xuống lầu, đi về phòng của mình, lấy vài chiếc bút lông, một bảng màu pha màu xanh và vàng trộn lẫn với nhau. Đêm hôm ấy, trong một đêm mưa gió dập vùi, khủng khiếp, dưới ánh sáng mập mờ của ngọn đèn bão, ta bắc thang và bắt đầu vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân đã úa vàng. Ta đã dùng hết tình cảm, sự yêu thương của mình để vẽ, ta cố gắng để vẽ sao cho thật sống động, thật giống với một chiếc lá thường xuân để đem lại niềm tin và nghị lực sống cho Giôn-xi.
Đêm hôm đó, sau khi vẽ xong, ta trở về phòng của mình. Giày và quần áo của ta ướt sũng và lạnh buốt. Ta đã gục luôn trên sàn nhà từ lúc nào không biết. Sáng hôm sau, người gác cổng phát hiện ta nằm dưới sàn bèn gọi bác sĩ. Khi ta tỉnh lại, ta thấy mình đang ở trong bệnh viện và Xiu đang chăm sóc cho ta. Nhìn vẻ của Xiu, ta đoán chắc con bé cũng đã biết những gì ta đã làm đêm qua. Thấy ta tỉnh lại con bé vội chạy đến bên giường. Nói nói với ta là ta mắc bệnh viêm phổi nặng vì dầm mưa đêm qua. Con bé cũng bảo đã nhìn thấy chiếc đèn bão, chiếc thang cùng vài hộp màu và mấy chiếc bút lông vung vãi trong phòng ta. Ta cũng kể cho ta nghe những gì đã xảy ra vào buổi sáng hôm đó.
Sáng hôm đó, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi lại tàn nhẫn ra lệnh cho Xiu kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân cuối cùng mà ta vẽ vẫn còn đó. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu rồi quay sang gọi Xiu đang quấy cháo trên bếp, con bé đã nói rằng: “Em thật là một con bé hư chị Xiu thân yêu ơi! Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin ít cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – à khoan – đưa em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.” Và một tiếng đồng hồ sau, Giôn-xi lại nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ xinh đẹp.” Khi ta nghe bác sĩ nói được năm phần mười rồi, chỉ cần chăm sóc chu đáo thì con bé sẽ khỏe, ta mừng lắm. Ta mỉm cười, ta cười vì những việc ta làm không hề vô ích, chiếc lá mà ta vẽ đã cứu sống được Giôn-xi, đã đưa con bé quay trở lại từ ngưỡng cửa của tử thần. Dù ta có phải trả giá như thế nào ta cũng không hề hối hận. “Xiu! Ta sắp đi rồi. Ta không thể ở bên các cháu được nữa. Cháu hãy nhắn với Giôn-xi rằng hãy sống thật tốt, đừng bao giờ nghĩ dại dột nữa, hãy làm những điều các cháu muốn làm, hãy đi những nơi các cháu muốn đi, và sống cho cả phần của lão già này nữa nhé! Hãy nhớ rằng, nghệ thuật chân chính không phải chỉ để trưng bày và cho người khác ngắm nhìn, nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình yêu thương giữa con người và vì con người. Ta tin các cháu sẽ là những nghệ sĩ chân chính. Ta ở trên trời cao sẽ phù hộ cho các cháu…”
Nói rồi, ta cứ mất dần cảm giác, mắt ta cứ dần nhắm lại và chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng, thân thể của ta bỗng nhẹ tênh, ta có cảm giác ta đang bay lên trời, bay về với thượng đế chí nhân. Nhưng văng vẳng bên tai ta vẫn là tiếng của Xiu đang khóc thút thít: “Cháu nhớ rồi, cụ Bơ-men ạ. Cụ hãy cứ yên nghỉ đi!”… Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng, nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn như nơi đây, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn.
Đóng vai cụ Bơ-men kể lại Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 2
Chúng ta sống trong cuộc đời đều có một lý do của riêng nó, ai cũng sẽ có những giá trị riêng và ý nghĩa riêng. Những việc mà chúng ta đã làm sẽ mãi là điều tốt đẹp cho một ai đó trong đời nếu xuất phát từ tấm chân tình, từ sự yêu thương của mình. Với tôi cũng vậy, tôi cũng đã rất hạnh phúc với niềm vui lớn lao khi sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính, tôi xem nó như một tuyệt tác của đời mình, bởi lẽ, nó không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà nó còn giúp cho một cô gái tìm lại được nghị lực sống cho chính mình. Bây giờ, khi ngồi nghĩ lại chuyện xưa, tôi vẫn không sao kìm nổi những xúc động và những nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm dưới trần gian của mình.
Hồi đó, tôi sống trong một khu phố dành cho những người nghệ sĩ nghèo, cuộc sống tuy có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng giữa chúng tôi luôn giành cho nhau sự quan tâm ấm áp nhất. Tôi sống tại tầng trệt một ngôi nhà, hàng xóm của tôi là hai cô hoạ sĩ trẻ – Xiu và Giôn- xi, tôi thường làm mẫu cho các cô ấy vẽ để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Hai cô gái ấy tuy là bạn nhưng thân thiết và xem nhau như chị em, luôn bên cạnh nhau, nhìn chúng lo lắng, giúp đỡ và đồng hành cùng nhau, tôi cảm động lắm, xem chúng như hai cô con gái của đời mình vậy.
Nhưng rồi mùa đông đến, những cơn gió buốt giá lên lỏi vào từng ngõ ngách của đường phố, gõ cửa từng căn phòng, lạnh lẽo đến tái tê. Vị khách không mời mà đến mang tên Viêm Phổi đưa từng ngón tay lạnh lùng và tàn nhẫn chạm vào cơ thể, xâm nhập vào từng tế bào trong con người. Hắn chực chờ những ai có sức đề kháng yếu là ra tay độc ác, người con gái mỏng manh Giôn-xi xấu số đã bị hắn gọi tên. Cô gái ấy trong mấy ngày liền không ăn uống gì, rồi ngã bệnh, nằm vật vã trên giường quay mình về phía tường lạnh lẽo bần thần nhìn qua khung cửa sổ. Tôi hoảng hồn khi nghe bác sĩ bảo rằng Giôn-xi sẽ khó qua khỏi, trừ phi con bé có niềm tin rằng mình sẽ sống và chiến đấu hết mình với nó. Biết làm sao đây? Tôi thương còn bé quá, một người con gái hiền lành, xinh đẹp lại tốt bụng như nó, vậy mà…..ông trời nỡ lòng nào… Dù chỉ có chút hy vọng nhỏ nhoi thì tôi vẫn luôn cầu nguyện cho con bé qua khỏi, nó đã từng kể với tôi và bạn nó nghe về mơ ước sẽ có một ngày vẽ được Vịnh Na-plơ và những điều nó mong muốn làm, nếu phải chấp nhận cái chết thì đáng tiếc biết bao!
Nhưng rồi, qua lời Xiu, tôi biết rằng Giôn-xi đã thực sự tuyệt vọng, nó tin rằng cái chết sẽ đến với nó vào một ngày những chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống. Tôi đã trách nó sao ngu ngốc đến vậy, sao Giôn- xi lại có những nghĩ suy dại dột đến thế. Dẫu tôi và Xiu khuyên ngăn, cố tìm mọi cách cho con bé vui trở lại, tìm nguồn sống nhưng suy nghĩ ấy vẫn không vơi dần trong thâm tâm con bé. Xiu cũng đã tận tình chăm sóc, yêu thương và động viên Giôn-xi rất nhiều, nhưng biết làm sao được nếu con bé cứ một mực với suy nghĩ gàn dở kia.
Sáng ngày 26, tôi nhận được lời mời làm mẫu cho anh hoạ sĩ phòng trên, đi ngang qua phòng bệnh Giôn- xi, tôi vô tình nghe được câu chuyện hai cô bé nói với nhau.
Trong vẻ mệt mỏi, Giôn-xi đưa mắt về phía cửa sổ, rồi thều thào bảo Xiu:
– Chị hãy kéo tấm rèm lên đi, em muốn nhìn nó
Dù không muốn nhưng Xiu vẫn nặng nề, gượng ép kéo tấm rèm lên. Xiu lo sợ rằng nếu trên cây thường xuân kia không còn chiếc lá nào nữa, rồi Xiu sẽ ra sao đây. Khi rèm được kéo lên, trên cây vẫn còn sót lại duy nhất một chiếc lá. Giôn- xi lặng lẽ nhìn chiếc lá như nhìn điều gì đó xa xăm, cả ngày hôm đó cô gái ấy cứ chờ đợi, chờ đợi rằng chiếc lá ấy rụng và cô sẽ chết. Vẻ mặt càng mệt mỏi, tiều tụy đi, nhìn cô em gái bé bỏng tội nghiệp, Giôn- xi không cầm lòng mình được, cô nói:
– Em thân yêu của chị, em hãy cố gắng lên, nếu em không còn muốn nghĩ gì về bản thân nữa thì em hãy nghĩ đến chị của em đây. Nếu em có mệnh hệ gì thì chị biết làm sao?
Xiu nghẹn lòng nhưng vẫn lặng thinh không nói điều gì, buồn bã, tuyệt vọng, dường như cô đã chuẩn bị cho một hành trình đến với thế giới khác.
Thật đau lòng biết bao, người con gái trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy nhiệt huyết xưa kia đã không còn mà thay vào đó là một con người gầy gò, vô vọng, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Nhìn sự đau lòng của Xiu và vẻ đáng thương nơi Giôn- xi mà tôi không thể kìm nổi lòng mình, khoé mắt cay rơi xuống những giọt nước mắt từ lúc nào không hay.
Lặng lẽ bước chân về phòng mà lòng tôi đầy trăn trở, nằm suy nghĩ về cô gái trẻ, suy nghĩ về chiếc lá kia và cả những thứ gọi là duy nhất trong cuộc đời. Rồi bất giác một ý tưởng hiện ra trong đầu, nhanh chóng ngồi dậy, tôi ra bàn làm việc pha bảng màu, trộn lẫn hai màu xanh vàng tạo như màu chiếc lá đang ngả màu, chuẩn bị sẵn thêm vài chiếc bút lông đã cũ. Chờ khi trời tối, tôi mang chiếc thang ra vườn bắc lên và bắt đầu vẽ chiếc lá. Thời tiết những ngày đông buốt lạnh, mấy đêm ấy lại mưa bão gió rít nên càng lạnh giá vô cùng. Tôi tỉ mẩn vẽ chiếc lá lên tường dưới ngọn đèn bão bằng tất cả tình yêu thương của mình. Những đường nét dần hiện ra, một chiếc lá sống động, y như thật được vẽ nên, tôi vẫn nuôi hy vọng rằng chiếc lá này sẽ mang lại chút gì đó niềm tin và hy vọng len lỏi cho cuộc sống nơi Xiu bé bỏng đáng thương của tôi. Sau khi mọi việc đã xong, tôi trở về phòng, vừa ướt, vừa lạnh nên tôi mệt nhoài, gục xuống lúc nào không hay.
Sáng ngày hôm sau, khi tỉnh lại tôi thấy Xiu đang ở bên cạnh chăm sóc mình, hoá ra khi tôi ngất đi được ông hàng xóm phát hiện và mời bác sĩ về khám. Xiu đến bên tôi, kể rõ cho tôi nghe bệnh tình của mình, vì đêm qua dầm mưa nên bệnh tôi trở nặng. Rồi Xiu hỏi ta về chuyện chiếc lá kia và những hộp màu rơi vãi trong phòng, có lẽ Xiu cũng hiểu được phần nào câu chuyện nhưng tôi cũng kể cho con bé nghe về những mong muốn của tôi khi vẽ chiếc lá ấy. Rồi tôi hỏi về bệnh tình của Giôn-xi, ánh mắt Xiu rạng rỡ hẳn, kể lại câu chuyện:
– Sáng hôm đó, khi Xiu kéo rèm lên như thường lệ theo lời đề nghị của Giôn-xi thì thật kỳ lạ là chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn, đó là chiếc lá duy nhất mà sau đêm mưa gió bão bùng vẫn không chịu khuất phục mà bám trụ để giành lấy sự sống của mình, lúc ấy cả hai đứa đều ngạc nhiên vô cùng. Rồi Giôn-xi một mình nhìn ngắm chiếc lá kia còn cháu thì đi nấu cháo. Một lúc, con bé lên tiếng gọi cháu lại và nói:
– Chị Xiu mến yêu của em, em thật là hư chị nhỉ. Chiếc lá kia vẫn tồn tại trên cây như để cho em biết được rằng mình thật tàn nhẫn với bản thân bấy lâu và cả tàn nhẫn với chị, với những người yêu thương và lo lắng cho em nữa. Muốn chết là một tội lớn. Bây giờ chị Xiu thân mến, chị hãy cho em cho em chút sữa pha với rượu vang đỏ chị nhé.
Cháu chưa kịp buông lời thì Xiu nói tiếp:
– À, khoan, chị giúp em xếp lại mấy chiếc gối, với lấy giùm em chiếc gương tay để em có thể ngồi ngắm chị nấu ăn chị nhé.
Lúc đó cháu vui lắm, vì Xiu đã có chút hy vọng hồi phục bởi tinh thần cải thiện và phấn chấn hơn. Sau khi cháu đút cháo cho em xong, hai chị em ngồi ngắm cây thường xuân qua cửa sổ, bất giác, Xiu ngước mắt nhìn cháu rồi bảo:
– Một ngày nào đó trong tương lai, em hy vọng rằng mình sẽ vẽ được vịnh Na-plơ xinh đẹp, chị Xiu ạ!
Rồi cứ thế, Xiu tiếp tục kể cho tôi nghe về lần khám gần nhất, bác sĩ bảo Giôn-xi đã hồi phục được phân nửa, chăm sóc thêm một thời gian thì sẽ khoẻ và ổn định hơn. Rồi Xiu cảm ơn tôi, tôi mỉm cười và hạnh phúc biết bao khi nghĩ về chiếc lá, nghĩ về niềm tin mà cô gái nhận lại được khi thấy chiếc lá kia. Chiếc lá diệu kỳ từ bàn tay tôi vẽ đã gián tiếp mang lại sự sống cho một con người, Xiu còn bảo rằng chiếc lá ấy chính là kiệt tác nghệ thuật.
Biết mình không thể gượng được thêm nữa, tôi đành nhờ Xỉu nhắn lời cuối của mình gửi tới Giôn-xi và cả cháu nữa:
– Chúng ta được sinh ra đã là một đặc ân của thượng đế, đó là điều quý giá vô cùng, càng quý giá hơn nếu đời sống ấy chúng ta sống một cách ý nghĩa. Vì vậy, mỗi phút, mỗi giây còn tồn tại thì hãy trân trọng nó và làm thật nhiều việc có ích, các cháu hãy nhớ khi sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hãy làm nó bằng tất cả sự yêu thương của mình, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải vì con người, gắn với đời sống của con người, cháu nhé!
Rồi người tôi dần lạnh đi, khoé mắt thụp xuống, chìm vào giấc ngủ muôn đời. Hồn tôi bay về với trời xanh, ở nơi đó, tôi có thể nhìn thấy Giôn-xi khoẻ mạnh và vui cười, dõi theo Xiu và Giôn-xi, tôi còn biết được cả hai cô ấy đã vẽ được vịnh Na-plơ theo ước nguyện và thành một tuyệt tác, được giới thiệu khắp hầu hết các quốc gia, cuộc sống hai đứa dần khá giả hơn, tôi hãnh diện và tự hào lắm. Những lời của Giôn-xi khi thắp hương cầu nguyện khiến tôi xúc động vô cùng:
– Cụ Bơ men, cháu cảm ơn cụ rất nhiều, chính cụ là người đã cho cháu niềm tin nơi phía cuối con đường, khi mà cháu bất lực nhất, tuyệt vọng nhất. Nơi trời cao mong cháu hãy thật thanh thản, an nhiên. Cháu hứa sẽ cố gắng thật nhiều để sống tốt như cháu đã từng, cụ nhé!
Đóng vai cụ Bơ-men kể lại Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 3
Nước Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Thế giới nhưng sự phân biệt giàu nghèo cũng vô cùng sâu sắc. Những người nghèo thuộc tầng đáy của xã hội thật khốn khổ, tôi – Bơ men cùng với các họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi thuê cùng một khu nhà trọ gần công viên Oa Sinh tơn là những người khốn khổ, căn bệnh sưng phổi hoành hành đang có nguy cơ cướp đi cô bé Giôn-xi đáng thương tội nghiệp.
Tôi là một người nghèo khổ, cô đơn và cả cuộc đời chỉ ước mơ vẽ được một bức tranh kiệt tác. Tôi là một họa sĩ đã cầm bút vẽ được bốn mươi năm nhưng đều gặp phải thất bại. Tôi phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho nhiều họa sĩ. Nhưng tôi vẫn luôn nung nấu một ước mơ cao đẹp đó là vẽ ” một bức tranh kiệt tác”, nhưng lại chưa bao giờ bắt đầu cả, ước mơ vẫn chỉ là ước mơ và nó vẫn còn nằm trên giá vẽ!. Tôi, Xiu, Giôn-xi đã ở cùng nhau thuê một căn phòng ở làng Grinnic, tôi ở tầng dưới còn Xiu và Giôn-xi ở tầng trên.
Khi tôi lên trên gác cùng với Xiu sang buồng bên sợ sệt nhìn cây thường xuân leo trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ phòng Giôn-xi lá ào ào rụng như trút. Cái giống cây này trút lá về mùa đông thường thì nó đã rụng hết lại thêm thời tiết khắc nghiệt thế này làm gì còn chiếc nào trụ nổi qua đêm nay? Tôi giúp gì được cô bé đây? À! Đúng rồi! Tôi sẽ bí mật vẽ chiếc lá vào đêm nay. Có lẽ chỉ như vậy mới cứu sống được Giôn-xi yếu đuối ngớ ngẩn này chăng?
Đợi màn đêm buông xuống, tấm mành ở phòng Giôn-xi đã kéo xuống tôi bắt đầu kế hoạch của mình. Một hộp màu cùng vài chiếc bút lông ngọn đèn bảo và một chiếc thang tất cả được đem ra sẵn sàng. Mưa gió chỉ đợi tôi xuất hiện là áo tới. Ôi lạnh quá! Gió bứt mảnh áo mưa cũ nát phần phật xé toạc nó, nước nén vào quần áo buốt lạnh tôi dựng chiếc thang vào tường trèo lên ngọn đèn bão vẫn to đến mấy giường như cũng thấy không đủ sáng. Tôi đưa bàn tay run rẩy của mình về từng từng nét cuống lá màu xanh sẫm, dìa lá hình răng cưa, pha chút vàng, làm sao qua mắt được hai con bé. Trời ơi quần áo của tôi đã ướt sũng, mắt hoa nên hơi thở hổn hển… Hãy cố lên, chỉ một chút nữa thôi…Cuối cùng bức vẽ cũng hoàn thành. Tôi cố gắng tụt xuống khỏi thang. Cái thang rơi xuống đất, bảng màu tung tóe, đèn bảo ngổn ngang, tôi chẳng kịp thu dọn, chẳng nhẽ chết ỏ đây ư? Tôi dùng hết sức tàn bò lết vào trong phòng rồi ngất đi chẳng hay biết.
Khi tỉnh dậy thì tôi không biết mình mình đang nằm ở đâu toàn một màu trắng toát bác sĩ bước vào thì ra đây là bệnh viện. Sức lực tôi đang cạn dần nhưng thật hạnh phúc khi Xiu đến thăm tôi, cô ấy kể cho tôi nghe về sự hồi sinh của Giôn-xi thế là mọi cố gắng của tôi đã được đền trả. Giôn-xi đã sống, còn tôi, tôi biết mình không qua khỏi, nhưng giờ có thể nhắm mắt xuôi tay được rồi. Xiu cứ một mực bảo bức vẽ của tôi là kiệt tác. Nào là nó giống thật, nào là nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt bằng cả tính mạng của tôi, đem lại sự sống cho giôn vi, nó là nghệ thuật chân chính…
Tôi chẳng hề có ý định vẽ kiệt tác thế mà nó lại trở thành hiện thực trong giây phút cuối đời này ư? Thế thì hạnh phúc quá.
Tôi đã sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Chúc cho hai cô bé ở lại sống khỏe, trẻ trung có ích thực hiện được hoài bão vẽ kiệt tác của mình và hơn thế hãy đem nghệ thuật chân chính phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Đóng vai cụ Bơ-men kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng 2 Dàn ý & 3 bài văn hay lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.