Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh Xương rồng luộc chấm muối trong Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 bài phân tích hình ảnh Xương rồng luộc chấm muối là tài liệu nhằm giúp cho các em lớp 12 tự học một cách thuận lợi, đặc biệt là trong việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Hình ảnh xương rồng luộc chấm muối trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có ý nghĩa rất lớn. Đã phản ánh cái đói, cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, của người dân nói chung thời hậu chiến. Đồng thời qua đó còn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người.
Đề bài: Phân tích hình ảnh “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện: “chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu:
Đoạn văn cảm nhận hình ảnh Xương rồng luộc chấm muối
Chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” được hiện lên trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại toà án huyện. Qua lời kể này của người đàn bà đã cho ta thấy một cuộc đời lam lũ, bất hạnh và bươn chải của chính bà và cũng là số phận chung của những người sống cùng trong gia đình bà. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”, “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” đã gói gọn những khổ nhọc của một đời luôn bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì cuộc sống lúc nào cũng túng quẫn, chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” của gia đình anh ấy, cũng đã hé mở nguyên nhân sâu xa của nạn bạo hành gia đình. Chính vì người chồng khổ quá, nên những lúc như vậy là xách bà ra đánh. Những cái đánh vũ phu và tàn nhẫn, những cái đánh như trút xuống, liên tiếp và đau đớn biết bao. Chi tiết đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ánh cái đói cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, và cũng là cái khốn khó chung của người dân Việt Nam thời hậu chiến. Và chi tiết cũng đã là một tiếng nói của ngòi bút nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào bản chất để khắc họa nỗi lo âu, khắc hoa về tình trạng nghèo đói, tối tăm cùng cực, và gốc rễ của nạn bạo hành gia đình cũng chính từ cái nghèo đói mà ra.
Phân tích hình ảnh Xương rồng luộc chấm muối
Hình ảnh “xương rồng luộc chấm muối” được hiện lên trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đầu tại tòa án huyện. Qua lời kể này của người đàn bà đã cho ta thấy một cuộc đời lam lũ, bất hạnh và bươn trải của chính bà và cũng là số phận chung của những người sống cùng trong gia đình bà. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” đã gói gọn những khổ nhọc của một đời luôn bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì cuộc sống lúc nào cũng túng quẫn, hình ảnh “xương rồng chấm muối” của gia đình ấy, cũng đã hé mở nguyên nhân sâu xa của nạn bạo hành gia đình. Chính vì người chồng khổ quá, nên những lúc như vậy là xách bà ra đánh. Những cái đánh vũ phu và tàn nhẫn, những cái đánh như trút xuống, liên tiếp và đau đớn biết bao. Chi tiết đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ánh cái đói cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, và cũng là cái khốn khó chung của người dân Việt Nam thời hậu chiến. Và chi tiết cũng đã là một tiếng nói của ngòi bút nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào bản chất để khắc họa nỗi lo âu, khắc họa về tình trạng nghèo đói, tối tăm cùng cực, và gốc rễ của nạn bạo hành gia đình cũng chính từ cái nghèo đói đó mà ra.
Phân tích chi tiết Xương rồng luộc chấm muối
Nguyễn Minh Châu(1930-1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là một trong những nhà văn có đóng góp đặc biệt trong nền văn học nước nhà. Đặc biệt là những tác phẩm sau 1975 càng cho thấy một phong cách nghệ thuật lớn và độc đáo. Đặc biệt trong giai đoạn này là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, viết năm 1987 cho thấy rõ điều đó, và thể hiện rõ hơn hết ở trong chi tiết hình “xương rồng luộc chấm muối” qua lời kể của nhân vật chính, người đàn bà hàng chài.
Ta yêu Nguyễn Minh Châu không chỉ qua một ngòi bút rất tài hoa và một cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện của ông. Mà còn bởi khả năng tạo nên hình ảnh, chi tiết rất thực, lại gợi được những suy nghĩ sâu xa và ý nghĩa.
Hình ảnh “xương rồng luộc chấm muối” được hiện lên trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại tòa án huyện. Qua lời kể này của người đàn bà đã cho ta thấy một cuộc đời lam lũ, bất hạnh và bươn trải của chính bà và cũng là số phận chung của những người sống cùng trong gia đình bà. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” đã gói gọn những khổ nhọc của một đời luôn bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì cuộc sống lúc nào cũng túng quẫn, hình ảnh “xương rồng chấm muối” của gia đình ấy, cũng đã hé mở nguyên nhân sâu xa của nạn bạo hành gia đình. Chính vì người chồng khổ quá, nên những lúc như vậy là xách bà ra đánh. Những cái đánh vũ phu và tàn nhẫn, những cái đánh như trút xuống, liên tiếp và đau đớn biết bao. Chi tiết đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ánh cái đói cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, và cũng là cái khốn khó chung của người dân Việt Nam thời hậu chiến. Và chi tiết cũng đã là một tiếng nói của ngòi bút nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào bản chất để khắc họa nỗi lo âu, khắc họa về tình trạng nghèo đói, tối tăm cùng cực, và gốc rễ của nạn bạo hành gia đình cũng chính từ cái nghèo đói đó mà ra.
Hình ảnh không chỉ mang giá trị lớn về nội dung, còn là một chi tiết có giá trị nghệ thuật. “xương rồng chấm muối” một món ăn rất lạ, rất nghèo nàn và túng thiếu, đã là cầu nối để đầu câu chuyện và cuối truyện trở nên tự nhiên, góp phần tạo ra tình huống nhận thức của câu chuyện. Và qua đó cũng là chi tiết đã gửi gắm được tư tưởng nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu, một cái nhìn đa diện, nhiều chiều và đã nói lên chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh ấy.
Cảm ơn Nguyễn Minh Châu đã mang đến một cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn. Xã hội càng phát triển thì ta cần phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa, gốc rễ và nhiều khía cạnh. Cách xây dựng và khéo léo đưa hình ảnh giàu nghệ thuật và nội dung “xương rồng chấm muối” đã khiến cho giá trị toàn bộ tác phẩm được nhân lên bội phần. Qua đó còn cho thấy một trái tim của một nhà văn nhân đạo, luôn biết quan tâm, sẻ chia đến mọi kiếp người của Nguyễn Minh Châu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình ảnh Xương rồng luộc chấm muối trong Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.