Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống Dàn ý & 19 bài văn hay lớp 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cống hiến là một trong những đức tính cao đẹp của con người, là hành động tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cộng đồng. Bài văn mẫu nghị luận về cống hiến dưới đây sẽ giúp các em hiểu được những biểu hiện, ý nghĩa và bài học của bản thân về sự cống hiến trong cuộc sống.
TOP 19 bài văn nghị luận về cống hiến dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích nhằm giúp cho các em học sinh tự học một cách thuận lợi, đặc biệt là trong việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo, nghị luận xã hội về sự lười biếng.
Nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống
- Dàn ý nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống
- Nghị luận về cống hiến
- Ý nghĩa của sự cống hiến
- Nghị luận về sự cống hiến (5 Mẫu)
- Nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống ngắn gọn (9 Mẫu)
- Nghị luận 200 chữ về cống hiến
Dàn ý nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
– Cống hiến là gì?
– Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
– Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
– Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
– Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
– Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,…).
c. Lật lại vấn đề
– Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân…).
– Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
Tham khảo thêm: Đoạn văn nghị luận về sự cống hiến
Nghị luận về cống hiến học sinh giỏi
“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.”
Đó là những lời ca tiếng hát đầy xúc động, là tiếng lòng của những người con khao khát hiến dâng cho quê hương, Tổ quốc mình. Chỉ khi được cống hiến, được hy sinh, cuộc đời ta mới thăng hoa và thực sự có ý nghĩa. Bởi vậy, cống hiến là một đức tính mà thanh niên nào cũng cần phải có.
Cống hiến là một đức tính hy sinh cao đẹp của con người, là hành động tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cộng đồng. Đó còn là biểu hiện của những người biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể. Họ xem đó như là nghĩa vụ để cùng nhau hành động, san sẻ trách nhiệm, gánh nặng trong công việc.
Sự cống hiến nằm ngay trong hành động hàng ngày của chúng ta. Sự cống hiến luôn có ý nghĩa, giá trị vô cùng to lớn và với mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau. Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mọi người ai cũng biết cống hiến, gạt bỏ đi những lợi ích tầm thường. Tìm mọi cách để cống hiến là hành động đáng để chúng ta khen ngợi, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống cũng như hình thành lý tưởng sống đúng đắn, tích cực. Nó còn tạo ra những giá trị hữu ích góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo, dốc lòng đóng góp công sức vào sự phát triển chung của cộng đồng, tất cả những sự cống hiến ấy mang một ý nghĩa thật sâu sắc. Điều đó không chỉ giúp cho người cống hiến có thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn xây dựng nền tảng để họ vững bước vào tương lai. Cống hiến thể hiện một phong cách sống đẹp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với việc mình làm, không ngại khó khăn, mạnh dạn tiến về phía trước. Những hành động ấy chính là lời khẳng định giá trị bản thân cũng như chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của người cống hiến. Nói đến cống hiến chúng ta phải nói đến sự đóng góp không hề nhỏ của lớp trẻ. Với lòng nhiệt huyết, những đam mê cháy bỏng, khát khao chinh phục, khát vọng cống hiến, thế hệ trẻ hôm nay không ngừng nỗ lực, cố gắng để đóng góp công sức của mình. Để chinh phục được ước mơ, họ luôn tìm cho mình một lý tưởng sống đúng đắn làm kim chỉ nam dẫn đường để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Họ xem đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời, hạnh phúc khi được sống và cống hiến. Họ dồi dào sức sống, tràn đầy nhiệt huyết để san bằng bất kỳ mọi trở ngại. Sống cống hiến luôn là một cuộc sống đầy ý nghĩa. Nó giúp ta rèn luyện bản lĩnh, nghị lực và lòng quyết tâm. Sự cống hiến cho dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng luôn được mọi người ghi nhận.
Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những người đang cố gắng nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp phát triển chung, thì đây đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mà quên đi tất cả. Thật đáng trách cho những ai có lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, quên đi trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đó là lối sống lệch lạc cần bị lên án và loại bỏ. Bạn có thể chọn cho mình cách sống như thế nào đó là lựa chọn của bạn, không ai có thể ép bạn. Tuy nhiên, sống vì người khác bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật bình an, vui tươi và hạnh phúc.
“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng: hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.
Thật vậy chỉ khi biết cống hiến, biết cho đi, ta mới thực sự tìm thấy được hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn. Là một người trẻ, tôi tự nhủ bản thân phải cống hiến nhiều hơn nữa để tô điểm thêm cho đời, xứng đáng với những gì cuộc sống tươi đẹp đã ban tặng cho mỗi chúng ta.
Nghị luận về cống hiến
Peter Marshall đã từng cho rằng: “thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến”. Đúng như vậy, Cuộc đời của mỗi người tưởng dài nhưng rất ngắn nó chỉ là một khoảng thời gian hữu hạn bên sự trôi chảy vô hạn của đất trời. Chính vì vậy con người phải sống hết lòng, hết mình, cống hiến cho cuộc đời, để sau này ngoảnh lại ta không hối hận về những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Có lẽ như thế nên nhà thơ vĩ đại Ấn Độ Tagore đã trăn trối:
“Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng”.
Một câu chuyện ngắn, một bài ca dao, một câu tục ngữ và thậm chí ngay trong cả một ý thơ như đoạn thơ trên của Tagore càng mang ý nghĩa sâu sắc, mượn hình tượng về cái chết tức là tử thần, Tango đã viết “ngày tử thần gõ cửa nhà anh. Anh sẽ có một món chi làm tặng vật”. Đó chính là câu hỏi về cuộc sống, ý nghĩa của anh. Anh đã làm được gì, cống hiến được gì cho cuộc đời này trước khi chết và theo Tagore câu trả lời hay nhất trọn vẹn nhất, ý nghĩa và sâu sắc nhất chính là cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng – đó là ẩn dụ cho cuộc sống cống hiến vẹn toàn hết cho cuộc đời. Như vậy bằng cách đặt ra một tình huống về cuộc gặp với tử thần Tagore đã trình bày một quan niệm sống cao đẹp, sống cống hiến, sống hết mình với cuộc đời này để không có gì phải hối hận, có thể bình thản đón thần chết như chào đón một vị khách đến thăm.
Một nhà khoa học phương Tây đã chứng minh rằng xác suất để mỗi người có thể sinh ra trên cuộc đời là một trên 7 tỷ nó rất nhỏ bé. Dường như gần bằng không hơn nửa đời người khi sinh ra chỉ sống có một lần phải sống làm sao cho không phải ân hận khi giã từ cuộc sống. Cuộc sống như là con đường, trải dài trên con đường đó những người chạy phải thật nỗ lực thì mới mong về tới đích nhanh nhất. Mỗi sự nỗ lực đó chính là mỗi lần ta cống hiến cho cuộc đời và sau mỗi lần cống hiến dường như chúng ta cảm thấy đã để lại cho đời bao dấu ấn ý nghĩa, nếu trên con đường chạy ấy ta cứ bình thản tự nhiên xem nó là nghĩa vụ chứ không phải tự nguyện thì dù ta có cán đích thì điều đó cũng không có ý nghĩa. Cuộc sống là vậy sống thì phải cho ra sống, sống phải hết mình, phải cống hiến thì đó mới chính là cuộc sống đúng sống ý nghĩa.
Sự cống hiến không phải là việc làm vô bổ và sự cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Khi bạn sinh ra bạn đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Cuộc sống luôn là hành động với mọi nỗ lực của chính chúng ta, sống không phấn đấu, không biết cho đi thì đó là lối sống ích kỷ, tầm thường. Hơn nữa, cuộc sống luôn chất chứa những điều thú vị, mới lạ. Nếu mỗi người biết cống hiến thì sẽ dần dần mở ra được những cánh cửa thú vị, thước đo của cuộc sống chính là cống hiến, sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân của chúng ta. Điều đó giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn và thậm chí họ còn trở nên yêu đời hơn, trân trọng cuộc sống này hơn.
Mặt khác sống trọn vẹn sống cống hiến là cách để mỗi chúng ta đánh thức những tiềm năng, năng lực bên trong bản thân mình khi chúng ta cố gắng để hoàn thành một công việc gì đó, mỗi người sẽ thấy được năng lực tiềm ẩn bên trong được đánh thức đó có thể là về tri thức, về sự sáng tạo phát minh hay có thể nói là bồi đắp thêm cho tâm hồn chúng ta trở nên cần cù chăm chỉ hơn. Điều đó không những giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn sống hết mình tận tâm hơn mà còn giúp cộng đồng xã hội phát triển. Mỗi người là một tế bào của xã hội, nếu ai ai cũng có được sự cống hiến tận tâm sống hết mình thì đó là một xã hội năng động và còn ngược lại thì xã hội đó sẽ dần tan biến. Sự cống hiến hết mình luôn là tiêu chuẩn vĩnh cửu để đánh giá một con người xã hội và toàn thể cộng đồng. Trong thực tế, cuộc sống chúng ta đã bắt gặp biết bao cống hiến thầm lặng, cao cả, biết bao tấm gương vươn lên sống hết mình làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tiêu biểu trong số đó chính là nhà khoa học nữ gốc Ba Lan lừng danh Marie Curie từng đoạt giải Nobel về vật lý và hóa học. Bà tận tụy cống hiến, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm để đưa đến cho loài người những phát minh vĩ đại phục vụ đắc lực cho cuộc sống, chính vì vậy tên tuổi của cũng như tài năng của bà sẽ mãi được lưu truyền và ca tụng về sau. Hay bác Hồ người đã hi sinh cả cuộc đời của mình để cống hiến cho cách mạng, cho tổ quốc với khát khao mãnh liệt muốn giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, cống hiến hết mình, tích cực chỉ đạo cách mạng trọn vẹn với con đường giải phóng. Cuộc đời của người chính là “cái ly tràn đầy cuộc sống” một cái ly có giá và bất tử, người có mất đi nhưng hình ảnh “cụ già mái tóc bạc vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí con cháu Đất Việt và bạn bè thế giới. Chỉ với 4 dòng thơ ngắn, nhưng qua đó Tagore đã gửi gắm đến mọi người một bài học sâu sắc, đó là sống phải cống hiến là phải hết mình cho dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Thế nhưng một cuộc sống trọn vẹn, có ý nghĩa không có nghĩa là phải làm những việc lớn lao to tát. Đã có ý kiến cho rằng ai cũng có những mong ước lớn lao nhưng ít ai nghĩ rằng nó lại được tạo thành từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống, mỗi con người dù nhỏ bé dù làm bất cứ công việc gì cũng có thể dâng cho đời cái ly tràn đầy. Cuộc sống việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn lao cách làm nhìn tuy đơn giản nhưng chất chứa sau đó là một quá trình. Cuộc sống cũng vậy, nếu không biết cống hiến, sống hết mình thì đó chỉ là những ngày tháng bằng phẳng trôi qua trong vô nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người sống hết mình tận hiến vẹn toàn thì còn có những người sống ích kỷ, thiếu lý tưởng sống. Sống vô nghĩa “Sống Mòn” cuộc đời của họ đúng là “đời thừa” đó chính là một lối sống đáng phê phán lên án và cần phải bỏ lại.
Bốn câu thơ của Tagore như là bài học sâu sắc, nó không giáo huấn con người mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, nó không bắt buộc con người mà như khuyên răn bảo ban. Nó giúp mọi người nhận thức đúng đắn về một cuộc sống có ý nghĩa, không sống hoài sống phí, chính vì nhận thức được điều đó, nên ngay bây giờ mỗi người cần hành động để bắt đầu hành trình hoàn thiện bản thân. Đó là điều bắt buộc nếu mỗi người muốn sống năng động, muốn xã hội phát triển. Bản thân là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ được tích cực học hành hơn nữa cần sống năng động sống cống hiến hết mình để luôn cảm nhận được những gì kỳ diệu thú vị của cuộc sống đem lại.
Đã có ý kiến cho rằng, “bạn sinh ra là một bản gốc đừng chết như một bản sao”. Và cách tốt nhất để thoát khỏi điều đó chính là sống hết mình sống cống hiến như 4 dòng thơ mà Tango đã gửi gắm. Nếu có vậy sau này ngoảnh lại nhìn chặng đường đã qua đi ta mới không ân hận về những tháng năm đã sống hoài sống phí.
Ý nghĩa của sự cống hiến
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng cho mình” là câu thơ vô cùng nổi tiếng để nói lên những ý nghĩa cao cả của sự cống hiến. Sự cống hiến luôn mang đến những giá trị vừa gần gũi mà vừa thiết thực vừa thanh cao đầy ý nghĩa. Vậy cống hiến là gì? Cống hiến đóng vai trò như thế nào đến cuộc sống chúng ta ?
Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp vì lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí mỗi chúng ta. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
“Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”. Lời căn dặn của Bác đã thể hiện rõ quan điểm về vai trò của các thế hệ trẻ thực hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nước nhà. Để thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả này, thế hệ cần xác lập cho bản thân lý tưởng cũng như mục tiêu và lối sống đúng đắn của sự cống hiến
“Cống hiến” là biểu hiện của việc con người quên đi những lợi ích cá nhân, lợi ích vị kỷ, tầm thường của bản thân. Đồng thời đem hết tài năng và trí tuệ, sức lực để đóng góp lợi ích chung, hi sinh cái “tôi” riêng nhỏ bé để phục vụ cho cái “ta” lớn. Còn thế hệ trẻ là tập thể những người có sức trẻ và ở độ tuổi thanh niên, đoàn viên. Họ luôn là biểu tượng của sức sống, của nhiệt huyết và những đam mê bùng cháy. Mối quan hệ giữa sự cống hiến và thế hệ trẻ mang tính chất biện chứng 2 chiều: Cống hiến là một trong những lối sống cao đẹp mà ai ai cũng cần có, đặc biệt là thanh niên, đồng thời thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân khi nỗ lực cống hiến
Thế hệ trẻ cần được rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi lối sống cống hiến cho mọi người. Lối sống cống hiến thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ và tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. Vì sự phát triển chúng của đất nước ta. Thực tế đã chứng minh rằng, trong lịch sử dân tộc ta thế hệ thanh niên Việt Nam đã rất hăng hái xung phong vào trận mạc, dũng cảm đối mặt với sự khốc liệt và sự tàn ác của chiến tranh gây ra. Hy sinh bản thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành lại độc lập tự do, thiết lập lại bầu trời hoà bình ngày hôm nay. Họ là những cô gái thanh niên xung phong hay những người chiến sĩ bộ đội mang trên mình quân phục màu xanh lá, những người lính lái xe đi qua những trận mưa bom bão đạn trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch…Tinh thần hăng hái, xông pha đầy gan dạ và dũng cảm của họ đã dệt nên những trang lịch sử vàng đầy vẻ vang của dân tộc ta. Và trong thời đại ngày nay, với nỗi khát vọng cống hiến cháy bỏng, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực và cố gắng để đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những thanh niên xung kích tình nguyện đến từ những bản làng xa xôi, hẻo lánh để thực hiện các chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt những thiếu thốn, khó khăn nghèo khổ của bà con dân tộc, miền núi. Họ là những cô giáo trẻ, thầy giáo trẻ tự nguyện dạy học chốn vùng cao với mục đích đem lại ánh sáng của tri thức, truyền đạt từng con chữ, từng con số, từng kiến thức trong cuộc sống đến những trẻ em nghèo….
Thực chất đây lại là tới từ những điều hết sức bình thường, thậm chí là tầm thường. Có nhiều người rất được xã hội yêu mến, ca ngợi vì sự chăm chỉ tham gia hoạt động thi đua sản xuất và xây dựng cơ sở, nhưng có lẽ họ chỉ cần sống hết mình và hoàn thành thật tốt những công việc của mình thì đã được coi là sự cống hiến rồi. Nó chính xác tới từ những điều giản dị mà trong cuộc sống chính chúng ta đã từng dễ dàng bỏ qua. Từ những việc mà chúng ta vẫn đang duy trì từng ngày như cố gắng học hỏi, hay cách mà chúng ta gồng mình để tự lập nuôi sống bản thân mà không còn phụ thuộc vào bất kỳ ai khác cũng được xem là sự cống hiến
Mọi thứ luôn luôn tồn tại ở hai thái cực đối lập nhau, có những sự đóng góp mà được người đời mãi ngợi ca và nhắc đến, tuy nhiên cũng có cả những sự âm thầm và lặng lẽ như những thanh âm trên một chiếc đàn vậy. Có một câu nói khá nổi tiếng của nhà văn Benjamin Spock rằng “Con người sẽ trở nên hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì những mục đích nằm ngoài sự ích kỷ của cá nhân”
Tuy nhiên chính bản thân mỗi chúng ta sẽ không thể nào có thể giúp đỡ được những người khác và cho một công việc nào đó mà luôn mang trong mình tâm trạng mệt mỏi và kiệt sức vì cống hiến quá nhiều. Hiển nhiên là có nhiều khái niệm về sự cống hiến, nó buộc chúng ta luôn phải nhìn nhận vào chính tình hình ở hiện tại cũng như khả năng của bản thân để xem xét. Trong lĩnh vực công việc, có thể dù là những người cực kỳ giỏi giang cùng tinh thần trách nhiệm cao nhưng có khi bạn vẫn không thể tự mình giải đáp được khái niệm cống hiến là gì? Bởi thời gian bạn hết mình trong công việc không phải là thước đo để khẳng định sự cống hiến. Nếu xét ở phạm vi hẹp hơn sẽ chỉ có thể vững bền được khi cả hai bên đều duy trì cho nhau cái cảm giác cho đi và nhận lại.
Việc nỗ lực để chạy theo những mong muốn của người khác khi nó đã nằm ngoài tầm với bản thân có thể sẽ đem đến những hậu quả nghiêm trọng thay vì chính những giá trị đến từ sự tự nguyện. Tất cả những yếu tố này nên được cả hai bên áp dụng trên quan điểm cống hiến công bằng.
Nghị luận về sự cống hiến đầy đủ
Bài làm mẫu 1
Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?
Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Như vậy, có thể thấy, cống hiến là một lối sống cao đẹp, cần có ở mỗi người và hơn hết chính là ở thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước, bởi lẽ giữ tuổi trẻ, sức trẻ và sự cống hiến luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.
Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực cống hiến để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước thì đâu đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ, luôn nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh. Thật đáng buồn, đáng chê trách và phê phán biết bao trước những con người có lối sống như thế. Đó là những người đáng bị cả xã hội lên án, chấn chỉnh và bài trừ.
Tóm lại, lối sống cống hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ bởi lẽ nó không những giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân mà còn góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Bài làm mẫu 2
Đất nước ta có được nền hòa bình độc lập dân tộc, nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định và đời sống con người ngày một tốt đẹp như ngày hôm nay tất cả chính là nhờ sự hy sinh, cống hiến của bao thế hệ ông cha chúng ta, thế hệ trẻ thời chiến tranh đã cống hiến cả cuộc đời mình, hy sinh cả mạng sống vì độc lập dân tộc. Nhìn vào thế hệ trẻ ngày nay hay nhìn lại chính chúng ta, một thế hệ trẻ đang sống trong hòa bình, sống trong đủ đầy, đã và đang hưởng thụ những thành quả của lịch sử nhưng đã làm được gì, cống hiến được gì cho đất nước này? Đó thực sự là một vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc, mỗi người trẻ phải tâm niệm rằng “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.
Trong xã hội tồn tại những cái chung và riêng, cái “tôi” và cái “ta”, cống hiến hiểu một cách bao quát nhất đó chính là hy sinh cái tôi cá nhân riêng để vì cái ta chung của cộng đồng, xã hội, gạt bỏ lợi ích cá nhân để hướng tới những lợi ích chung cao cả, lớn lao hơn, đem tất cả khả năng của bản thân để phục vụ cho sự nghiệp phát triển, bảo vệ đất nước, đó là cống hiến. Sự cống hiến của thế hệ trẻ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay mà còn có ý nghĩa quyết định tới vận mệnh, tương lai của đất nước, bởi thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, nếu một chủ nhân không hy sinh, xả thân cống hiến vì đất nước của mình thì còn ai khác. Trong thời chiến, sự cống hiến của thế hệ trẻ là tinh thần tự nguyện, là tình yêu nước khi xung phong ra trận, sẵn sàng xả thân mình chiến đấu, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, chúng ta không bao giờ quên được người con gái Võ Thị Sáu đã mãi dừng lại ở tuổi 19, quên đi những ước mơ hoài bão, chỉ vì một mục đích lấy lại tự do cho Tổ quốc, chị được xem là một biểu tượng Liệt nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở thời bình, sự cống hiến đó có phần “ngọt ngào’ hơn, đó là thế hệ trẻ không ngừng học tập, rèn luyện, cạnh tranh trên đấu trường quốc tế để rồi mang về những tấm huy chương danh giá, khẳng định vị thế của nước nhà với cường quốc năm châu, giống như vận động viên bơi lội 19 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên là nữ vận động viên Việt Nam xuất sắc nhất của Seagame 30.
Còn vô vàn những con người khác, những bạn trẻ đang ngày đêm không ngừng cống hiến thầm lặng cho đất nước, từng chút từng chút một, nhưng bên cạnh đó và có lẽ trong thời nào cũng có nhưng thời bình có nhiều hơn đó là những bạn trẻ có lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Những bạn trẻ chỉ mưu cầu sở thích, lợi ích cá nhân, sống hưởng thụ hoặc sống bất cần, không nghĩ đến trách nhiệm và mục đích sống của mình. Điển hình như một số thanh niên trốn đi nghĩa vụ quân sự, đó là nghĩa vụ bắt buộc phải làm để trang bị tư tưởng, kỹ năng chiến đấu khi đất nước lâm nguy, thế nhưng vẫn có một số thanh niên không muốn đi và tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng ấy. Ngoài ra còn không ít những thanh niên đang có lối sống suy đồi, sa đọa, ham chơi bỏ quên học hành, những thành phần đó không chỉ làm xấu đi bộ mặt xã hội mà còn trở thành nỗi lo, nỗi bận tâm của cộng đồng, không cống hiến được gì cho đất nước ngược lại còn làm cho đất nước bị kìm hãm. Đó là thái độ sống lệch lạc cần phải lên án, phê phán và chỉnh đốn kịp thời, bên cạnh đó phải bài trừ lối sống đó ra khỏi cách sinh hoạt của giới trẻ hiện nay. Không nhất thiết phải giỏi giang, tốt đẹp và thành công rồi chúng ta mới cống hiến cho đất nước, mà sự cống hiến nằm ngay trong những hành vi, thói quen hàng ngày của chúng ta, đó là không ngừng học tập, rèn luyện, tích lũy, trau dồi và hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt góp phần làm giàu đẹp cho xã hội và đất nước.
Quả không sai khi người ta nói thước đo giá trị của đời người không phải là thời gian mà là sự cống hiến, cuộc đời con người là có hạn, có thể là vài chục năm hoặc hơn nhưng sự cống hiến mà bạn đã có sẽ luôn còn mãi và tồn tại mãi, dù có thể sự cống hiến đó của bạn không có ai hay tổ chức nào ghi nhận thì nó vẫn được đền đáp, chính khi bạn cảm thấy cuộc đời mình thật ý nghĩa thì đó là món quà mà sự cống hiến mang lại.
Bài làm mẫu 3
Khi trở thành một phần của lịch sử, mỗi con người không chỉ sống cuộc sống của riêng mình mà còn sống đời sống của cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Trong sự tồn tại ấy, có biết bao vấn đề mà con người phải nhận thức và giải quyết để có thể duy trì và nâng cao chất lượng sự sống. Cống hiến và hưởng thụ là hai trong số những phương diện như thế. Nhận thức về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”.
Cống hiến là tạo ra những giá trị hữu ích góp phần thúc đẩy cộng đồng, xã hội và đất nước. Ngược lại với cống hiến là hưởng thụ. Hưởng thụ là đón nhận, nhận về những điều tốt đẹp mà mình mong muốn, khao khát. Người biết cống hiến là người luôn nỗ lực làm việc tạo ra các giá trị hữu ích, cho đi nhiều hơn là nhận lại. Người hưởng thụ là người chỉ biết nhận về mình mà không muốn lao động hoặc cho đi một cái gì.
Xã hội phát triển được là bởi mỗi cá nhân biết đóng góp sức mình để xây dựng từng ngày. Nếu chỉ biết hưởng thụ, con người sẽ nghĩ đến hưởng lạc, lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng, dần dần sẽ trở thành người lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Người hưởng thụ luôn ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội, kìm hãm xã hội phát triển, thậm chí là gây hại đến cộng đồng. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, ích kỷ, hẹp hòi. Ngược lại, luôn cống hiến, hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển của xã hội sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Đó là cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh.
Nhà bác học Anhxtanh đã từng nói: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Có được những cái đó là nhờ sự cống hiến của biết bao người trong cộng đồng: người nông dân làm ra hạt gạo, người thợ làm ra vải vóc, người kĩ sư thiết kế ra xe cộ, người thầy giáo truyền thụ kiến thức, người nghệ sĩ sáng tạo ra các sản phẩm văn nghệ…
Thánh Gandhi đã từng nói: “Con người trở nên vĩ đại theo mức độ họ làm cho đồng loại hạnh phúc”. Đến lượt mình, mỗi người lại phải cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân để tạo ra nguồn của cải phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu hưởng thụ là thu nhận, thụ hưởng những tiện nghi của đời sống thì cống hiến là đóng góp, dâng hiến những khả năng của bản thân cho cộng đồng. Cống hiến và hưởng thụ, nói chung, là như thế. Nhưng với riêng mỗi người, mối quan hệ giữa chúng lại không hề giản đơn. Nhận thức vấn đề này thế nào để có thể sống tốt và sống đẹp là điều mà rất nhiều người, nhất là tuổi trẻ quan tâm. Ý kiến trên đây có thể coi là một định hướng đừng chỉ nghĩ đến việc tìm mọi cách để thụ hưởng thành quả lao động của người khác mà nên tìm mọi cách để sống có ích, đóng góp sức mình vào sự tiến bộ chung của cộng đồng, nhân loại.
“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ai đó đã đưa ra tư tưởng, nhận thức về vấn đề cống hiến và hưởng thụ như trên. Bởi như chúng ta đều biết, hưởng thụ và cống hiến là hai mặt quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau mà mỗi người khi sống trong cộng động cần phải có. Là một thành viên của cộng đồng nhỏ – gia đình, cộng đồng lớn – xã hội và nhân loại, mỗi người vừa có quyền, có điều kiện thừa hưởng, tiêu dùng những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo ra nhưng trở lại phải có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của các cộng đồng ấy. Đấy là hai mặt biện chứng của cặp khái niệm “cho” và “nhận” mang tính triết học, phản ánh một quy luật tất yếu của đời sống mà nhà thơ Tố Hữu khi sinh thời đã có lần viết trong thơ :
“Đã làm con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Một khúc ca)
Không chỉ có vậy, cống hiến và hưởng thụ còn là vấn đề đạo đức, đạo lý làm người: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”… “Ăn quả” và “Uống nước” là hưởng thụ. “Nhớ kẻ trồng cây”, “nhớ nguồn” là thái độ biết ơn, nhưng không hẳn là biết ơn thuần túy bằng tấm lòng, tình cảm, bằng lời hay ý đẹp mà phải bằng hành động thực tiễn – những hành động lao động có ích để làm cho cái “cây” ấy mãi mãi tươi xanh, “nguồn” “nước” kia đời đời không vơi cạn.
“Đời người được đo bằng tư tưởng và hành động chứ đâu phải được tính bằng thời gian” (Mô-ri-sơn). Nếu chỉ tìm mọi cách để hưởng thụ, con người sẽ chỉ nghĩ đến việc hưởng lạc, đến lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng. Nếu cứ như vậy, dần dần anh sẽ trở thành kẻ lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, từ đó hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, sống như thể ngày mai sẽ chết, bất chấp những gì diễn ra xung quanh. Sống như thế có khác gì nước ở biển Chết trong câu chuyện “Hai biển hồ” (Trích Quà tặng cuộc sống).
Trong khi đó, tìm mọi cách để cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển liên tục của xã hội. Cống hiến càng tốt, càng nhiều thì xã hội càng nhanh tiến bộ, văn minh và bản thân mỗi người càng có cơ hội nhiều hơn để hưởng thụ và nâng cao chất lượng của sự thụ hưởng. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống.
Cống hiến cho cuộc sống cũng là một trong những cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh. Cho nên, một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình : một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình, “sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. Đó là chưa kể, những hành động trao đi cao cả, những cống hiến vĩ đại cho loài người sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận và ngợi ca. Tố Hữu đã từng xúc động khi viết:
“Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho mà chết cũng là cho”.
(Tố Hữu – Bài thơ vĩnh biệt cuộc đời)
Cho đi, cống hiến nhiều hơn cho cuộc sống này để được nhận lại nhiều hơn. Câu nói “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến” thực ra không nhằm phê phán việc hưởng thụ. Bởi ai cũng thấy hưởng thụ là một nhu cầu chính đáng, một hoạt động có ích cho cuộc sống của mỗi người. Hưởng thụ chính là một trong những cách tốt nhất để giảm những áp lực trong cuộc sống mà mỗi người thường xuyên phải đối mặt. Chẳng phải thế mà sau bao những bộn bề, vất vả của cuộc sống mưu sinh, con người thường có nhu cầu đến các điểm vui chơi, những nơi có thắng cảnh, di tích văn hóa, những bờ biển đẹp… để thụ hưởng, tiêu dùng các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần mà cuộc sống đã dành cho.
Hưởng thụ, do đó, sẽ không chỉ giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình mà còn giúp ta tái sản xuất sức lao động, có thêm động lực, tinh thần để cống hiến được nhiều hơn và tốt hơn cho cộng đồng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, không biết hưởng thụ, thậm chí còn bị coi là lạc hậu, là “ngố”, là kém văn minh. Vì thế, biết hưởng thụ cũng là biết sống, yêu sống, trước hết là sống cho mình, rồi đến là sống cho mọi người (mình vì mọi người). Con người có cống hiến và cũng có quyền được hưởng thụ với nhiều cách thức khác nhau, ở nhiều dạng thức không giống nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, khả năng, điều kiện của bản thân.
Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng cái quyền được hưởng thụ để cho phép mình lãng quên hoặc tiết giảm những nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Mỗi người cần phải cân mực hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Thậm chí, trong những hoàn cảnh nào đó của đời sống, cần biết hi sinh hoặc chấp nhận những thiệt thòi về bản thân để toàn tâm, toàn trí cho việc cống hiến.
Trong thực tế, việc đòi hỏi sự cân bằng tuyệt đối giữa hưởng thụ và cống hiến là chuyện không tưởng. Sự đãi ngộ dành cho những cống hiến của con người còn phải tùy thuộc vào điều kiện chung, mức sống chung của cộng đồng, xã hội. Vả lại, có những công việc, những cống hiến không thể lấy vật chất ra để đo, đếm. Vì thế, nhận thức về tương quan giữa hưởng thụ và cống hiến cần hài hòa và linh hoạt, có như thế ta mới dễ sống, dễ thăng tiến trong công việc của mình.
Mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ có ba biểu hiện cơ bản, từ đó hình thành ba lối sống : có người chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến hoặc khá hơn một chút là cống hiến ít nhưng đòi hỏi hưởng thụ phải thật nhiều; có người yêu cầu hưởng thụ phải cân bằng với cống hiến nên trước khi cống hiến thường đặt ra điều kiện thụ hưởng, nếu không sẽ không làm; có người nghĩ đến cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, trước khi hưởng thụ.
Hãy lấy cống hiến làm lẽ sống để hăng hái, xung phong đi vào những nơi khó khăn nhất, những phần việc gian nan nhất để có thể phát huy được nhiều nhất sức trẻ của mình đóng góp cho xã hội.
“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng : hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.
Bài làm mẫu 4
Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm sống cống hiến cho quê hương, đất nước.
Trách nhiệm sống cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà.
Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.
Bài làm mẫu 5
Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ…
Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức… hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh – sự hy sinh cao cả… “Ba lần tiễn con đi – hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”.
Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con – khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau… đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Và đây nữa, những người trẻ anh hùng – những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ đồng quê mộc mạc… đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không một chút do dự, nao núng… Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”… Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”… Chính tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!
Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng chế… ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng, hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công, góp sức quyết định tương lai dân tộc… Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử…
Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương.
Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi – nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí…
Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngóc ngách của đời sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”… Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm thế… hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào!
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhác, vụ lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong… lười biếng!
Một dạng khác nữa là luôn tỏ ra xông xáo, tích cực… hiến kế, hiến tài… nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy… “cái tâm” trong ấy!
Đó là những hiện tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ… Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” – Bác Hồ kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin – nhất là thế hệ trẻ nước nhà…
Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015 – 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực – là những bông hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia với những nỗi đau quặn thắt lòng người… Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư, hồn nhiên như “chuyện phải làm”!
Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 – bốn “nhân vật cống hiến của năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) – người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và… núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc…
Đó là Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”!
Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu – chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn!
Và nhân vật đặc biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) – Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì… ra đi mãi mãi!
Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến…
Để kết thúc mấy dòng suy ngẫm này, xin được mượn lời của triết gia ở đầu bài: “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến” – đó không phải là triết lý mà là sự chân tình giữa con người với con người trong cuộc sống!
Nghị luận về sự cống hiến trong cuộc sống ngắn gọn
Bài làm mẫu 1
Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.
Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung.
Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.
………………
Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận về sự cống hiến
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống Dàn ý & 19 bài văn hay lớp 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.