Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích tản văn Trăng sáng trên đầm sen Những bài văn hay lớp 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tản văn Trăng sáng trên đầm sen mang đến bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.
Trăng sáng trên đầm sen của Chu Tự Thanh là một tác phẩm đầy sắc thái và tinh tế trong việc tạo dựng cảnh vật đêm trăng sáng trên đầm sen. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tuyệt đẹp để mang đến cho độc giả một trải nghiệm tuyệt vời về thế giới đêm trăng thơ mộng. Vậy sau đây là bài phân tích Trang sáng trên đầm sen mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Phân tích Trăng sáng trên đầm sen
Chu Tự Thanh là một thi nhân, tản văn gia rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông là một học giả có tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng với nhiệt huyết sục sôi, năng nổ, ý chí vững mạnh. Ông nổi tiếng với những bài tản văn đặc sắc như Tấm lưng, Trăng sáng trên đầm sen, Màu xanh,…Đặc biệt Trăng sáng trên đầm sen là một trong những tác phẩm rất tiêu biểu để lại cho độc giả rất nhiều ấn tượng sâu sắc.
Chu Tự Thanh sinh năm 1891 mất năm 1948. Tên khai sinh là Chu tự Hoa, Khi ghi tên để thi vào trường Đại học Bắc Kinh năm 1917 ông đã đổi thành, điển xuất từ một câu trích trong Sở từ – Bốc cư. Đặc biệt khí tiết của Chu Tự Thanh càng khiến cho người phải ta kính phục. Ông nổi tiếng là con người chính trực thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng, thường lên án, phê phán những cái xấu xa, ghét cái ác như cừu thù. Từ khi còn là học sinh ông đã nhiệt tình tham gia vào phong trào Ngũ Tứ. Khi đi dạy học ở Đại học Bắc Kinh, ông đã rất tích cực ủng hộ các hành động yêu nước của cá học sinh, sinh viên. Trong sự nghiệp văn chương, ông được đánh giá rất cao, nhất là tản đà, được độc giả ưu ái gọi là “mĩ văn”.
Khung cảnh buổi đêm yên tĩnh mở ra “Vầng trăng đang từ từ nhô lên, đã không còn nghe thấy tiếng nô đùa của bọn trẻ chơi trên đường cái bên ngoài bức tường” trong khoảnh khắc dịu êm như thế, nhưng dường như nhân vật trữ tình dường như đang có nỗi tâm sự gì đó mà “cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên”. Trong khi ra ngoài hóng mát, tác giả bỗng nhớ tới đầm sen mà mình vẫn thường đi qua, chắc hẳn trong đêm trăng tròn đầy như thế này, đầm sen ấy cũng sẽ đẹp lắm. Một mình ông dạo bước trên con đường quen thuộc, giờ đây tác giả cảm thấy bản thân như đang: “ Thoát khỏi bản thân vào lúc bình thường, như bước vào một thế giới khác hẳn”.
Trong giờ phút thanh bình ấy, khi được tản bộ dưới vầng trăng sáng, chẳng có điều gì làm xáo động tâm hồn, tác giả cảm thấy mình đang được tự do. Giờ đây mới chính là lúc thích hợp nhất để có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của đất trời, hương sắc của thiên nhiên trong đêm trăng sáng. Đầm sen hiện ra với vẻ đẹp dịu dàng mà lại thơ mộng biết bao: “Trên mặt đầm sen quanh co uốn khúc là những tán lá sen san sát. Lá sen nhô lên mặt nước rất cao, như là váy của nàng vũ nữ yêu kiều” Những bông sen màu trắng xinh đẹp, yêu kiều, hồn nhiên lốm đốm tô điểm, nổi bật trên những lớp lá sen: “Có bông vừa dịu dàng hé nở, có bông còn e thẹn chúm chím, chúng như những hạt ngọc châu, lại như những cánh sao trên bầu trời đêm thăm thẳm, hoặc lại như những cô gái xinh đẹp vừa tắm xong”. Một làn gió nhẹ nhàng vô tình thổi qua, đưa hương thơm của những bông sen tỏa khắp đất trời, mùi hương được nhà thơ tinh tế mà khéo léo so sánh với “tiếng hát trên tòa nhà cao tầng từ xa vọng tới” qua đó đã làm nổi bật mùi hương thơm ngát, khiến cho độc giả càng thêm ấn tượng với những bông hoa sen xinh tươi. Lớp sương mỏng nhẹ phủ trên tán lá và cánh hoa làm cho chúng như mới được “tắm gội bằng sữa bò” hay “lại như được bao trùm trong giấc mộng bằng dải lụa mỏng” làm cho cảnh sắc đầm sen thêm thơ mộng làm sao. Vầng trăng đầy đặn, vẹn tròn là vậy, nhưng đôi khi vẫn bị những lớp mây trắng bao phủ, làm nó chẳng được sáng tỏ cho lắm. Nhưng như vậy lại khiến tác giả rất vừa ý, chỉ cần chợp mắt lạ chút thôi, cũng khiến ông rất dễ chịu và thỏa mãn.
Với những tia sáng le lói của mình, ánh trăng xuyên thấu chiếu vào mọi vật: “Ánh trăng xuyên qua kẽ lá từ trên những rặng cây cao rọi xuống, bóng lá cây màu đen loang lổ từng lớp trông như ma; hình bóng của những cành liễu thưa thớt, cong cong, như vẽ lên mặt lá sen” tuy “Ánh trăng trên đầm sen không đồng đều, thế nhưng giữa ánh sáng và hình bóng tạo nên một giai điệu hài hòa, như bản nhạc vi-ô-lông (violin) nổi tiếng”. Thật là một khung cảnh trữ tình và thơ mộng biết bao, cảnh và trăng hòa quyện với nhau, tạo nên một khoảnh khắc làm rung động lòng người.
Với tài năng của mình, Chu Tự Thanh đã sử dụng rất điêu luyện các bút pháp nghệ thuật, từ đó khắc họa nên vẻ đẹp thiên nhiên đêm trăng thật dịu ngọt, thơ mộng. Qua đó đã tác giả thành công để lại cho người đọc biết bao niềm xao xuyến khi được thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của hương sắc nơi đây qua tác phẩm “Trăng sáng trên đầm sen”.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Phân tích tản văn Trăng sáng trên đầm sen Những bài văn hay lớp 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.