Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư Trích Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư của Vũ Quốc Trân mang đến mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất, giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích tác phẩm hay.
Nỗi niềm tương tư là đoạn trích hay cho ta thấy được nỗi niềm tương tư và khát vọng tình yêu đôi lứa cháy bỏng của chàng thư sinh Tú Uyên. Có phải chăng một tình yêu cuồng nhiệt, hết lòng hết dạ là đáp số chung cho những ai đang chìm đắm trong mộng tình, có phải chăng từng lời thơ như muốn nói hộ tấm chân tình đó!
Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư
A. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Tác giả Vũ Quốc Trân (chưa rõ năm sinh, năm mất):
- Quê quán: Hải Dương
- Sinh sống tại Hà Nội từ giữa thế kỉ XIX
– Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư”:
- Trích trong truyện thơ Nôm “Bích Câu kì ngộ”, gồm 678 câu.
- Nội dung chính: Nỗi nhớ của Tú Uyên sau khi gặp Giáng Kiều.
2. Phân tích tác phẩm:
a. Nỗi nhớ trong tâm hồn:
– “ngơ ngẩn ra về”: Tú Uyên vừa đi về vừa nhớ nhung cô gái.
– “Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên”: đèn dầu cạn nhưng không buồn thắp, nhớ đến không ngủ được.
– “Nỗi nàng canh cánh nào quên/Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là!”:
- Từ láy “canh cánh, quanh quẩn” giàu sức gợi.
- Nỗi nhớ thường trực bên cạnh con người.
– “Bướm kia vương lấy sầu hoa/Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh”:
- Cảnh vật cũng buồn, nhớ như tâm trạng con người.
- Hình ảnh bướm, hoa ước lệ tượng trưng.
b. Nỗi nhớ được thể hiện trong hành động:
– Điệp ngữ “Có khi”: vòng thời gian tuần hoàn, con người quẩn quanh với nỗi nhớ.
– “Có khi gảy khúc đàn tranh…Văn Quân lòng nào”:
- Gảy đàn để quên đi nỗi nhớ nhưng lại càng nhớ hơn.
- Nhắc đến điển tích Tương Như – Văn Quân để thể hiện nỗi nhớ tha thiết.
– “Có khi chuốc chén rượu đào…lại gây giọng tình”:
- Uống rượu để khuây khỏa và giãi bày tình cảm bằng chén rượu đầy.
- Nỗi nhớ như biến thành hương dâng lên, càng uống rượu lại càng nhớ nhung hơn.
– “Có khi ngồi suốt năm canh…sông Tương khôn hàn”:
- “năm canh”: khoảng thời gian dài.
- Tú Uyên ngồi nhớ Giáng Kiều lâu đến mức tiếng mõ, tiếng chuông vang lên mà không để ý.
- “Lửa tình dễ đốt: tình cảm dễ nảy sinh.
- Điển tích sông Tương diễn tả tình yêu mãnh liệt, không thể thay đổi.
– Có đêm ngắm bóng trăng tàn…trận nhàn bay khuya”:
- “bóng trăng tàn: Sự cô đơn, lẻ loi.
- Cặp từ đối lập “sớm” – “khuya”: Nỗi nhớ lặp đi lặp lại.
c. Nỗi nhớ khi đối diện với chính mình:
– “Ngổn ngang cảnh nọ tình kia…đã đề với ai!: Không biết chia sẻ cùng ai.
– “Vui xuân chung cảnh một trời…một người tương tư”: Lời trách cứ, than vãn khi ôm tương tư một mình.
3. Tổng kết nội dung, nghệ thuật:
– Nội dung: Đoạn thơ đã diễn tả nỗi nhớ nhiều cung bậc, khát khao hạnh phúc lứa đôi, niềm hy vọng vào tình yêu của chàng thư sinh Tú Uyên sau khi gặp Giáng Kiều.
– Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát truyền thống.
- Hệ thống các từ láy
- Các điển tích điển cố.
- Hình ảnh thiên nhiên ước lệ tượng trưng.
C. Kết bài
Nêu suy nghĩ, đánh giá của em
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư Trích Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.