Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Nỗi niềm tương tư (2 Mẫu) Trích Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cảm nhận bài thơ Nỗi niềm tương tư bao gồm 2 bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập để nhanh chóng hoàn thành bài viết của mình.
TOP 2 mẫu cảm nhận về bài thơ Nỗi niềm tương tư cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu. Qua đó các em hiểu được các phương pháp học để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11 Cánh diều.
Cảm nhận Nỗi niềm tương tư
Nỗi niềm tương tư trích truyện thơ nôm Bích câu kì ngộ được viết theo thể lục bát. Truyện thơ nôm này có độ dài gần 700 câu, là câu chuyện tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiều. Tác phẩm tập trung khai thác chuyện tình tuyệt đẹp giữa người và tiên, những khát khao của đôi lứa về cuộc sống hạnh phúc, tự do trong hôn nhân. Nhan đề đoạn trích này là do người biên soạn sách đặt.
Sau khi đi hội Ngọc Hồ, tình cờ gặp người đẹp Giáng Kiều, Tú Uyên nảy sinh tình cảm và ngày đêm mong nhớ. Trở về nhà chàng ôm mộng tương tư với nàng Giáng Kiều, khao khát được gặp nàng dù chỉ một lần. Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả nỗi nhớ thương của Tú Uyên. Nhan đề do người biên soạn đặt đã phần nào nói lên được nỗi niềm nhớ mong ấy.
Lần trăng ngơ ngẩn ra về
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa quên
Động từ “ngơ ngẩn” đã thể hiện đúng tâm trạng của Tú Uyên vào lúc này. Đó là nỗi nhớ thương khôn nguôi, tâm trí rối bời khi gặp nàng ở hội Ngọc Hồ. Phải lòng ánh mắt của mỹ nữ, Tú Uyên ngày nhớ đêm mong đến nỗi chẳng ăn ngủ được, ra về mà lòng chàng nặng trĩu, chỉ muốn có thể gặp được người tình trong mộng. Cách sử dụng những điển tích, điển cố như giấc hòe, Cầu Hoàng, Văn Quân khiến cho ý thơ trở nên trang trọng. Chàng Tú Uyên tưởng tượng ra tình cảnh nhớ thương của mình giờ đây chẳng khác nào Tương Như phải lòng tiếng đàn của Văn Quân, giống như giấc mộng dưới gốc cây hoè. Những hình ảnh ẩn dụ ví von như “bướm kia vương lấy sầu hoa” là cách so sánh ngầm thể hiện tình yêu và nỗi nhớ thương canh cánh của lòng chàng với nàng Giáng Kiều. Nỗi nhớ thương nhiều đến mức khiến chàng làm gì cũng thấy nhớ: khi gảy đèn, lúc nâng chén rượu, lúc nghĩ đều có hình bóng của người thương:
Nỗi nàng canh cánh nào quên
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
Tú Uyên cũng có dự cảm về người con gái mà mình gặp ấy phải chăng đó là người tiên “người tiên khéo là” vì cử chỉ duyên dáng, dung mạo thoát tục, vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.
Những khổ thơ sau tiếp tục cực tả nỗi niềm tương tư nhớ mong của Tú Uyên bằng cách sử dụng những điển tích, điển cố, phép điệp: Có khi chuốc chén rượu đào, có khi ngồi suốt năm canh, có đêm ngóng bóng trăng tàn… cho thấy làm gì, lúc nào tâm trạng của Tú Uyên cũng chỉ để ở bên nàng Giáng Kiều. Say đắm vẻ đẹp của nàng giống như người say men “không nhấp mà say”, thức suốt cả năm canh để nghe tiếng mõ, tiếng chuông và lòng thì thao thức không nguôi. Hình ảnh sóng Tương khôn hàn thể hiện nỗi nhớ thương dằng dặc dâng trào thành những giọt nước mắt:
Lặng nghe những tiếng đoạn trường
Lửa tình dễ đốt, sóng Tương khôn hàn.
Những câu thơ cuối cùng khép lại đoạn trích nhưng lại mở ra cả một nỗi niềm thương nhớ của Tú Uyên:
Ngổn ngang cảnh nọ tình kia
Nỗi riêng, riêng biết, đã dề với ai
Vui xuân chung cảnh một trời
Sầu xuân riêng nặng một người tương tư.
Người tương tư đã để tâm ở chỗ nàng Giáng Kiều mất rồi, thần trí chẳng còn ở chỗ mình nữa. Ngày nhớ đêm mong, quả là người si tình.
Đoạn trích sử dụng yếu tố tự sự và trữ tình và thể thơ lục bát quen thuộc của truyện thơ nôm. Cách sử dụng điển tích, điển cố, điệp ngữ, ẩn dụ và lối ví von so sánh độc đáo đã cho thấy tình cảm và nỗi niềm nhớ thương của chàng Tú Uyên với Giáng Trần. Nỗi nhớ khiến cho người sống trong mộng tưởng, ăn không ngon và ngủ chẳng yên, thế nên Tú Uyên mới tìm mọi cách để có thể gặp lại Giáng Kiều bày tỏ tình yêu và nỗi nhớ thương của mình.
Đoạn trích tiêu biểu cho những nét đặc sắc về phong cách sáng tác của Vũ Quốc Trân. Sử dụng những điển tích, điển cố quen thuộc, thủ pháp ước lệ đặc trưng trong thơ cổ. Qua đó khắc hoạ hình ảnh một Tú Uyên si tình hết mực.
Cảm nhận bài thơ Nỗi niềm tương tư
Trong văn học Việt Nam, truyện thơ Nôm đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Vũ Quốc Trân là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời kỳ phát triển văn học Nôm, đã để lại nhiều tác phẩm quan trọng, góp phần trong việc phát triển nền văn học truyền thống. Trong số đó, Bích Câu kỳ ngộ là một tác phẩm văn học đặc sắc. Trong truyện thơ này, đoạn trích Nỗi niềm tương tư là một phần quan trọng, tạo nên một hình ảnh đẹp và sâu sắc về tình yêu và nhớ mong.
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng những từ ngữ tinh tế để miêu tả nỗi nhớ trong tâm hồn của nhân vật chính – Tú Uyên. Chàng trai này không thể quên được cảnh tượng của người con gái tuyệt mỹ mà chàng gặp ở chùa Ngọc Hồ. Ông mô tả tâm trạng của Tú Uyên như sau: “Ngơ ngẩn ra về”, đèn thông đã cháy cạn nhưng chàng vẫn thao thức, không thể ngủ được. Nỗi nhớ của Tú Uyên không chỉ là một ý nghĩ mà còn hiện hữu trong từng cử chỉ và hành động của chàng. Đoạn trích Nỗi niềm tương tư cho thấy sự rõ ràng của Tú Uyên khi đối diện với nỗi nhớ. Tác giả sử dụng điệp ngữ “Có khi” để mô tả những hành động mà Tú Uyên thực hiện khi nghĩ về người con gái đó. Chàng gảy khúc đàn tranh và chuốc chén rượu đào để thể hiện tình cảm của mình. Những hình ảnh này mang ý nghĩa biểu trưng, tượng trưng cho nỗi nhớ và khát vọng tương tư của Tú Uyên.
“Có khi gảy khúc đàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân.
Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào!
Có khi chuốc chén rượu đào,
Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao đã đầy.
Hơi men không nhấp mà say,
Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.
Có khi ngồi suốt năm canh,
Mõ quyên điểm nguyệt, chuông kình nện sương.
Lặng nghe những tiếng đoạn trường,
Lửa tình dễ đốt, sông Tương khôn hàn.
Có đêm ngắm bóng trăn tàn,
Tiếng chiêm hót sớm, trận nhàn bay khuya.”
Tuy nhiên, Tú Uyên không biết chia sẻ, không biết nói cho ai nghe về những tâm tư của mình. Ông sử dụng từ “Ngổn ngang” để miêu tả trạng thái của Tú Uyên khi đối diện với nỗi nhớ. Chàng cảm thấy cô đơn trong nỗi nhớ của mình. Dù có những cảnh vui xuân chung, nhưng nỗi nhớ trong lòng chàng vẫn nặng nề và chỉ thuộc về một người tương tư. Nỗi niềm tương tư trong truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ của Vũ Quốc Trân đã thành công trong việc thể hiện nỗi nhớ và khát vọng tình yêu của nhân vật Tú Uyên. Sự lựa chọn từ ngữ tinh tế, sắc nét của tác giả cùng với việc sử dụng các hình ảnh và điển tích điển cố đã tạo nên một bức tranh tình cảm đậm nét và sâu sắc. Đây là một tác phẩm mang tính chất tâm linh cao, diễn tả một cách tinh tế nỗi niềm tương tư và hy vọng vào tình yêu đôi lứa.
Từng lời thơ trong Nỗi niềm tương tư như một giọt sương sớm, đã lắng đọng trong lòng người đọc, tạo nên một trạng thái tinh thần lãng mạn và sâu lắng. Tác phẩm này không chỉ thể hiện được tình yêu và nhớ mong của nhân vật chính, mà còn là một tấm gương sáng cho những ai đang chìm đắm trong mộng tình. Đôi khi, một tình yêu cuồng nhiệt, hết lòng hết dạ có thể trở thành đáp số chung cho những con tim đang rong ruổi tìm kiếm tình yêu. Từng câu thơ như là những ngón tay nhỏ nhắn, muốn nói hộ tấm chân tình đang ngập tràn trong lòng chúng ta.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ Nỗi niềm tương tư (2 Mẫu) Trích Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.