Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi Những bài văn hay lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi là một câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1.
Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi bao gồm 2 mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có được những hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa các chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại. Từ đó sẽ tự tin hơn khi viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong bất cứ truyện thần thoại nào đã học hoặc đọc thêm. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió, đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét.
Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi – Mẫu 1
Một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại em đã đọc là chi tiết thần lửa A Nhi trong truyện thần thoại Ấn Độ có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Thoạt nhìn, thần lửa A Nhi hiện lên trong ngoại hình đáng sợ nhưng nếu không có thần, chúng ta sẽ không có ánh sáng, không được sưởi ấm, không thể nấu chín thức uống để sống. Thần cũng có lúc vô tình làm hại người khác như thần Sét. Song, cũng như các vị thần khác, nhiệm vụ của thần là tạo ra các hiện tượng tự nhiên. Chi tiết không có thật, đem lại sự hấp dẫn tới mọi người không phân biệt độ tuổi. Con người sáng tạo ra nhằm lí giải thiên nhiên, thể hiện ý thức muốn hiểu và chinh phục thế giới tự nhiên.
Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi – Mẫu 2
Truyện “ Thần Lửa A Nhi” là thần thoại lâu đời của Ấn Độ, kể về vị thần lửa, giải thích hiện tượng thiên tai do lửa và sự tích chim đầu rìu. Nổi bật trong câu chuyện chi tiết kì ảo đó là : Thần Lửa A Nhi (Agni) là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú. Việc sử dụng chi tiết kì ảo ấy nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.Câu chuyện cho ta hiểu được biểu tượng lửa trong tín ngưỡng Ấn Độ, lửa là luôn sáng mãi, lửa ít khi lụi tàn mà luôn bất tử nên Agni được coi là vị thần “trẻ mãi không già”, có vị trí đặc biệt quan trọng trong thế giới tâm linh tín ngưỡng của người Ấn Độ và Thần Agni có mặt trong cả đời sống sinh hoạt và đời sống tình cảm của người Ấn Độ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi Những bài văn hay lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.