Bạn đang xem bài viết TOP 15 ứng dụng nghe nhạc offline tốt nhất trên Android tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giới thiệu 15 ứng dụng nghe nhạc offline tốt nhất dành cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android.
Bạn là người thích âm nhạc nhưng lại không có quá nhiều nhu cầu và phụ thuộc vào các kênh nghe nhạc online, nghe nhạc trực tuyến như Youtube, Zing MP3… Vậy thì hãy thử ngay một trong số các ứng dụng nghe nhạc tốt nhất trên điện thoại sau đây.
1. AIMP
AIMP không gây được ấn tượng với “ngoại hình” của mình, tuy nhiên, đây là công cụ trực quan với các thiết kế tập trung chính cho việc phát nhạc trên điện thoại.
Công cụ này cũng có khả năng xử lý gần như tất cả các loại tệp âm thanh, bao gồm cả các định dạng lossy và lossless. Ngoài ra, nó còn đi kèm với bộ cân bằng 29 băng tần – đây là một điều hiếm thấy ở các máy nghe nhạc ngày nay.
AIMP cũng có thể trộn các tệp đa kênh thành âm thanh nổi hoặc tách đơn âm. Nên nếu không quá quan trọng giao diện, bạn có thể sử dụng AIMP để nghe nhạc và chắc chắn sẽ không cảm thấy thất vọng.
2. JetAudio
Mặc dù có cả phiên bản miễn phí và trả phí (bản cao cấp), nhưng chỉ cần sử dụng JetAudio phiên bản miễn phí, chúng ta đã có thể sử dụng tối đa với công cụ này. Nhược điểm duy nhất là bản miễn phí có quảng cáo, tuy nhiên, thực tế thì chúng cũng không gây quá ảnh hưởng tới việc nghe nhạc, nên điều này vẫn được người dùng chấp nhận.
Một số tính năng ở bản JetAudio Free mà có thể bạn sẽ phải trả phí để dùng ở những ứng dụng phát nhạc khác:
- Bộ cân bằng 10 băng tần với 32 cài đặt trước
- Hỗ trợ “lossy and lossless”
- Các hiệu ứng như hồi âm và x-bass
- Tùy chỉnh tốc độ phát lại
- Điều khiển khuếch đại tự động
- …
3. Rocket Player
Trải qua nhiều thay đổi và chỉnh sửa, bộ nghe nhạc Rocket Player giờ đây có thể hoạt động khá mượt mà, đồng thời, các bộ tính năng cũng đã được mở rộng rất nhiều.
Với phiên bản miễn phí, bạn có thể sử dụng Rocket Player để nghe nhạc với:
- Bộ cân bằng 10 băng tần với nhiều cài đặt trước
- Hơn 30 chủ đề, giao diện khác nhau
- Trình chỉnh sửa thẻ tích hợp, hỗ trợ Chromecast
- Hẹn giờ ngủ
- Trình quản lý danh sách phát tiện lợi và hỗ trợ podcast
4. Phonograph
Nếu bạn thích một trình phát nhạc có giao diện đẹp thì Phonograph chắc chắn sẽ làm thỏa mãn bạn. Được đánh giá là một trong những công cụ chơi nhạc đẹp nhất, Phonograph tích hợp sẵn nhiều chủ đề (Theme) khác nhau, có khả năng thay đổi màu giao diện một cách linh hoạt để phù hợp với các ảnh, màu sắc xung quanh.
Không quá xuất sắc, nhưng các tính năng và khả năng chơi nhạc tiêu chuẩn của công cụ này cũng xứng đáng để người dùng cân nhắc lựa chọn.
5. Pixel Player
Khá xa lạ với những người yêu thích âm nhạc, đặc biệt là có thói quen nghe nhạc trên điện thoại. Tuy nhiên, theo các đánh giá từ các chuyên gia thì Pixel Player lại khá tuyệt vời. Đáng chú ý nhất là sẽ không có trình phát nhạc offline nào có thể ghi lại thói quen và phân tích danh sách nghe của người dùng và đề xuất cho bạn những bản nhạc, bài hát khác tương tự và theo sở thích.
Mặc dù chỉ hỗ trợ các định dạng tệp cơ bản, nhưng Pixel Player có:
- Bộ cân bằng 5 băng tần
- Chế độ tăng âm trầm
- Hỗ trợ Replay
- Trình chỉnh sửa thẻ tích hợp
- Một vài tùy chọn khác để tùy chỉnh, chẳng hạn như chủ đề và màu sắc
6. Impulse Music Player
Nếu hỏi, trong một rừng các ứng dụng chơi nhạc trên di động, thì điều gì làm cho Impulse Music Player khác biệt và nổi bật? Câu trả lời có lẽ nằm ở đánh giá “Impulse Music Player là trình phát nhạc tương lai”, bởi nó được thiết kế để có thể được điều khiển bằng cử chỉ, người dùng có thể sử dụng Impulse Music Player để nghe nhạc ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang tắm hay đang lái xe.
Đặc biệt, mặc dù sử dụng bản miễn phí những người dùng cũng không bị làm phiền bởi những quảng cáo vô bổ, đồng thời, nó cũng có những tính năng nghe nhạc tiêu chuẩn nên IMP rất đáng để thử.
7. Shuttle Player
Trực quan, thân thiện và gọn nhẹ – đó là những gì mà Shuttle Player gây ấn tượng với những người chơi khác và cũng là điều khiến trình phát nhạc này khác biệt. Một ưu điểm khác, đó là Shuttle Player nó có thể hoạt động vô cùng mượt mà trên các thiết bị cũ. Tuy nhiên, giao diện khá đơn giản cũng có thể là một điểm trừ của ứng dụng này.
8. BlackPlayer
Theo nhiều đánh giá, BlackPlayer là trình phát nhạc miễn phí tốt và hiện nay, nó cũng nhận được nhiều thiện cảm nhất từ phía người dùng. BlackPlayer “sạch sẽ”, hiện đại, đẹp mắt, dễ điều hướng và được tích hợp nhiều tính năng nghe nhạc tiêu chuẩn.
Phiên bản trả phí của công cụ này có tên là BlackPlayer EX được bổ sung thêm chủ đề, phông chữ và nhiều cài đặt để điều chỉnh khác. Tất cả những điều này mang tới cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
9. DoubleTwist
DoubleTwist được coi là một trình phát nhạc an toàn và “tròn vai” nhất. Không quảng cáo dù chỉ sử dụng bản miễn phí, giao diện đơn giản, trực quan, hỗ trợ tốt trong việc phát các bản nhạc với nhiều định dạng khác nhau.
Bản trả phí DoubleTwist Pro còn cung cấp cả tính năng AirSync, giúp đồng bộ hóa các bản nhạc trên điện thoại với PC qua Wi-Fi) hay AirPlay (truyền phát nhạc đến các thiết bị khác như Apple TV hoặc Sonos) và bộ cân bằng 10 băng tần.
10. PlayerPro
PlayerPro có tất cả các tính năng của một trình phát nhạc cao cấp và đạt tiêu chuẩn tối đa. Không chỉ có thể, giao diện và thiết kế của PlayerPro còn vô cùng độc đáo, vừa hấp dẫn người dùng từ những ánh nhìn đầu tiên, vừa thỏa mãn khi sử dụng.
PlayerPro hỗ trợ người sử dụng các tính năng tiện lợi đặc biệt bao gồm:
- Nhập lịch sử nghe nhạc và xếp hạng từ phần mềm nghe nhạc khác trên máy tính.
- Danh sách phát thông minh tùy chỉnh
- Hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói
- Tích hợp Google Now và các plugin bổ sung miễn phí khác
11. Pulsar
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại hay thiết bị di động cũ, cấu hình không được cao, điều đương nhiên là sẽ khó, thậm chí không thể sử dụng được các ứng dụng hiện đại ngày nay. Nhưng với Pulsar thì khác, trình nghe nhạc này phù hợp một cách hoàn hảo ngay cả khi được cài đặt và sử dụng trên những thiết bị lỗi thời. Sự cân bằng khi sử dụng cũng được cảm nhận rõ rệt giữa giao diện đẹp mắt và dung lượng nhỏ gọn.
Pulsar có thể hỗ trợ người dùng tạo danh sách phát thông minh, tìm kiếm nhanh, phát lại ngay lập tức và trình chỉnh sửa thẻ tích hợp hoạt động khá tốt.
Một số ứng dụng cuối danh sách này sẽ là những ứng dụng phải mua bằng tiền. Tuy nhiên, giá của chúng lại không hề đắt, đồng thời, còn giúp người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi nghe nhạc trên điện thoại.
12. n7player
- Giá bán: $3.49
Với mức giá cực mềm này, và so với các công cụ có cùng tính năng thì nổi bật và gây ấn tượng hơn nhờ giao diện đẹp mắt. Ngoài ra, bộ cân bằng 10 băng tần, khả năng chuẩn hóa âm lượng, Gapless Playback (khả năng phát lại những bài hát mà không tạo ra khoảng cách, thời gian chờ, thừa giữa mỗi bài với nhau. Các bài hát sẽ được phát liên tục và liên tiếp nhau).
13. Neutron Player
- Giá bán: $6.99
Mặc dù có vẻ ngoài trông có vẻ khá lỗi thời và không được bắt mắt, nhưng Neutron Player lại là một trong những máy nghe nhạc hay nhất trên thực tế hiện nay. Nếu bạn thường xuyên nghe nhạc và có khả năng cảm âm tốt, chắc chắn sẽ nhận ra rằng chất lượng âm thanh phát ra khi chơi nhạc từ Neutron Player hay và tốt hơn rất nhiều so với các ứng dụng khác.
Nếu muốn, bạn cũng có thể kết nối thiết bị của mình với một bộ loa thích hợp để nghe sự khác biệt. Nó cũng đi kèm với tất cả các tính năng cao cấp tiêu chuẩn mà bạn mong đợi.
14. Poweramp
- Giá bán: $3.99
Poweramp là ứng dụng duy nhất trong danh sách này có tới hơn 1 triệu đánh giá. Và có lẽ chỉ với điều đó cũng đủ nói lên nhiều điều và thuyết phục những người dùng khó tính nhất. Bạn sẽ có 15 ngày dùng thử, sau đó bạn sẽ cần nâng cấp với mức giá 4 đô la, để tiếp tục sử dụng Poweramp.
Poweramp có sẵn mọi thứ bạn cần ở một trình phát nhạc đẳng cấp:
- Bộ cân bằng 10 băng tần
- Khả năng phát lại Gapless playback
- Crossfade
- Trình chỉnh sửa thẻ tích hợp
- Quét thư viện nhanh
- …
15. GoneMAD Player
- Giá bán: $3.99
GoneMAD Player là ứng dụng âm nhạc hoàn hảo cho những thích mày mò và tự mình điều chỉnh từng chi tiết nhỏ cho bài hát của mình. GoneMAD Player cũng có các tính năng đáng chú ý khác:
- Thư viện tối ưu hóa với khả năng lưu trữ hơn 50.000 bài hát
- Hai chế độ phát ngẫu nhiên
- Tùy chỉnh khả năng phát âm thanh
- Hỗ trợ đa cửa sổ trên một số thiết bị
Cảm ơn bạn đã xem bài viết TOP 15 ứng dụng nghe nhạc offline tốt nhất trên Android tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.