Bạn đang xem bài viết Tổng hợp những kết bài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (28 Mẫu) Kết bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kết bài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão gồm 28 mẫu hay nhất, giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi ngôn ngữ, rèn luyện cách viết kết bài hay.
Kết bài Tỏ lòng hay, ngắn gọn, súc tích, thâu tóm được các vấn đề triển khai trong phần thân bài không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Vậy dưới đây là 28 mẫu kết bài Tỏ lòng cực chất mời các bạn đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: cảm nhận bài thơ Tỏ lòng, vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần, phân tích hào khí Đông A trong Tỏ lòng.
TOP 28 Kết bài Tỏ lòng siêu hay
- Kết bài vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần (5 Mẫu)
- Kết bài phân tích bài thơ Tỏ lòng (11 Mẫu)
- Kết bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (3 Mẫu)
- Kết bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng (3 Mẫu)
- Kết bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng (2 Mẫu)
- Kết bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng (4 Mẫu)
Kết bài phân tích bài thơ Tỏ lòng
Kết bài mẫu 1
Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, lời thơ đanh thép, hào hùng, hình ảnh thơ độc đáo, nhịp thơ khi nhanh mạnh dứt khoát, lúc lại chậm rãi như những dòng suy tư. Bài thơ đã gợi lên một thời hào hùng của cả dân tộc thời đại nhà Trần cùng ý chí sục sôi chiến đấu của người tráng sĩ và mong muốn cống hiến hết mình cho đất nước của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Bài thơ cùng thời đại này có cách xa chúng ta hàng bao nhiêu thế kỷ nhưng vẫn để lại những âm vang lớn trong trái tim triệu triệu người đọc.
Kết bài mẫu 2
Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, trước hết là ca ngợi vẻ đẹp của con người và quân đội thời Trần, sau đó là khai mở ra bài học về món nợ công danh cho nam nhi khắp thiên hạ, đồng thời cũng thể hiện khát khao, lý tưởng và nhân cách cao đẹp của một nhà nho, nhà quân sự trên bước đường công danh, sao cho xứng với Tổ quốc dân tộc.
Kết bài mẫu 3
Thuật hoài đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, đồng thời cũng cho thấy sự lẫm liệt, lý tưởng và nhân cách lớn lao của con người thời Trần, từ đó khái quát hóa, ca ngợi hào khí của những con người đương thời – vẻ đẹp của hào khí Đông A. Về nghệ thuật, bài thơ có tính hàm súc, cô đọng “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, đồng thời bài thơ còn mang tính sử thi với những hình tượng thơ kì vĩ lớn lao đã nâng tầm vóc người anh hùng sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ rộng lớn.
Kết bài mẫu 4
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.
Kết bài mẫu 5
Qua bài thơ, hiện lên hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên, với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng. Vẻ đẹp của người anh hùng lồng trong vẻ đẹp của thời đại làm nên hào khí của thời đại nhà Trần, hào khí Đông A. Bài thơ cũng là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão về khát vọng lí tưởng, về nhân cách của con người phải được giữ gìn.
Kết bài mẫu 6
Cùng với “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu,… “Thuật hoài” mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, và sẽ tồn tại mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian…
Kết bài mẫu 7
Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song. Qua đó ta còn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Kết bài mẫu 8
Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông. Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đồng thời qua đó ta thấy được sự trung thành và cống hiến hết sức mình của tác giả với Hưng Đạo đại vương. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông.
Kết bài mẫu 9
Bài thơ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho một võ tướng tài ba “bách chiến bách thắng” lại sở hữu một trái tim nhạy cảm của thi nhân. Thuật hoài chính là tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗi lòng của tác giả, cũng là nỗi lòng chung của tuổi trẻ hùng tráng và lột tả hào khí đời Trần.
Kết bài mẫu 10
Dù hiểu theo cách nào cũng đều thấy được khí thế, sức mạnh vô song của quân đội nhà Trần. Với hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song. Qua đó ta còn cảm nhận được hào khí oanh liệt của thời đại mà dân tộc bừng bừng khí thế, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Kết bài mẫu 11
Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng đã lột tả hết được những tâm tư tình cảm của nhà thơ Phạm Ngũ Lão hay cũng chính là nổi bật lên chủ nghĩa anh hùng yêu nước của ông nói riêng của quân dân nhà Trần nói chung. Tác giả quan niệm thật đúng với thời cuộc lúc bấy giờ là đã làm trai sống ở trên đời thì phải có công danh với đất nước của mình. Bài thơ như một lời tuyên ngôn khẳng định ý chí quyết tâm của nhà thơ với vận mệnh của đất nước. Qua đây ta càng thêm yêu quý hơn những anh hùng như Phạm Ngũ Lão, một người có ý chí sắt đá kiên trung bất khuất và nghĩ cho đất nước đầu tiên.
Kết bài vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần
Kết bài mẫu 1
Vẻ đẹp tráng lệ của hình tượng người anh hùng thời Trần trong “Tỏ lòng” được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Hình tượng người anh hùng “sát thát” được thể hiện bằng ngôn ngữ tráng lệ, kỳ vĩ gợi ra dáng vóc của những người anh hùng trong thần thoại và người dũng tướng trong sử thi. Tuy là bài thơ “nói chí tỏ lòng”, nhưng không hề khô khan bởi nghệ thuật dựng hình ảnh biểu tượng hàm súc, giàu ý nghĩa. “Tỏ lòng” là bài thơ Đường luật ngắn gọn đã đạt tới độ súc tích cao. Qua đó, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần.
Kết bài mẫu 2
Như vậy mỗi người chúng ta hãy luôn sống có lý tưởng, khát vọng, nhân cách cao đẹp. Và hình tượng người anh hùng thời Trần với vẻ đẹp kỳ vĩ, lẫm liệt, với lý tưởng sống cống hiến sẽ luôn cháy sáng trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Đó cũng là hành trang quý giá nâng bước cho mỗi chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Tiếp bước truyền thống của cha ông, giờ đây khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển”, nêu cao tư tưởng nhân nghĩa chúng ta nguyện giữ vẹn nguyên hình hài tổ quốc bằng tinh thần hòa hiếu nhất. Song , vì sự toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta cũng sẵn sàng chấp nhận những mất mát, những hy sinh một khi không còn con đường nào khác. Và khắc ghi lời dặn của cha ông, chúng ta nguyện đưa con tàu tổ quốc vượt qua mọi phong ba bão tố:
“Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
(Nguyễn Việt Chiến)
Kết bài mẫu 3
Tóm lại, Phạm Ngũ Lão thật sự đã cho người đọc thấy được hình ảnh của con người, cũng như quân đội nhà Trần với sức mạnh phi thường, tư thế hiên ngang và phẩm chất anh hùng.
Kết bài mẫu 4
Với ngôn ngữ tráng lệ, Phạm Ngũ Lão đã gợi ra dáng vóc của những người anh hùng và quân đội nhà Trần. Đó là sức mạnh của “hào khí Đông A” từng nổi danh một thời.
Kết bài mẫu 5
Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong “Thuật hoài” cùng những bài thơ như “Hịch tướng sĩ” “Bạch Đằng giang phú”… đã dựng lên những tượng đài bất tử về người anh hùng dân tộc trong lòng chúng ta. Để rồi rất nhiều năm qua đi, nhân dân Việt Nam vẫn nghe mãi âm vang của một thời “hào khí Đông A” hào hùng oanh liệt.
Kết bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng
Kết bài mẫu 1
Thời gian đã phủ một lớp bụi vô hình vào lịch sự, người tráng sĩ khắc trên vai chữ “sát Thát” năm nào nay cũng chỉ còn vang bóng và ngay cả tác giả cũng đã trở thành người thiên cổ. Thế nhưng, “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão sẽ luôn là một tác phẩm ghi dấu trong trái tim người đọc.
Kết bài mẫu 2
Chỉ với hai câu tứ tuyệt chi mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm với khí thế dũng mãnh, sẵn sàng xả thân giết giặc cứu nước của đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.
Kết bài mẫu 3
Thuật hoài là một bài thơ Đường luật ngắn gọn nhưng hàm súc với thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng, khái quát kết hợp với bút pháp hoành tráng mang âm hưởng sử thi đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, hùng dũng với sức mạnh lý tưởng lớn lao cao cả, tâm hồn sáng ngời nhận cách cùng khí thế hào hùng, quyết chiến quyết thắng của “hào khí Đông A”- hào khí thời Trần.
Kết bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng
Kết bài mẫu 1
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có trái tim vô cùng nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng khí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại. Thuật hoài đã vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão đến muôn đời sau.
Kết bài mẫu 2
Với hệ thống ngôn từ hàm súc, cô đọng cùng những hình ảnh giàu sức biểu cảm, “Tỏ lòng” đã khắc họa vẻ đẹp của con người thời nhà Trần có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, đồng thời phản ánh khí thế hào hùng của thời đại. Âm hưởng mạnh mẽ ấy để lại dư ba trong lòng người đọc, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống không bao giờ quên đề ra lí tưởng sống cao cả để sống đẹp, sống có ích hơn.
Kết bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng
Kết bài mẫu 1
Như vậy, “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão quả thật là một bài thơ đẹp, giúp người đọc cảm nhận được tư thế hiên ngang, dũng mạnh của con người, quân đội thời Trần cũng như nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
Kết bài mẫu 2
Tác giả mượn điển cố xưa về Vũ Hầu – một kẻ bề tôi trung thành trong lịch sử Trung Hoa. Từ đó bày tỏ sự hổ thẹn, cũng như không hài lòng về bản thân khi nhắc đến bậc vĩ nhân xưa. Từ đó, nhà thơ muốn thể hiện hoài bão tiếp tục được cống hiến cho đất nước. Chỉ với bốn câu thơ nhưng ý tứ thật sâu sắc, đã thể hiện được nhiều ý nghĩa. Thế mới thấy tài năng sáng tác của Phạm Ngũ Lão – một con người văn võ toàn tài.
Kết bài mẫu 3
Với “Tỏ lòng”, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện rõ sức mạnh của “hào khí Đông A”. Đồng thời, bài thơ đã thôi thúc trong lòng người đọc một ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Kết bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng
Kết bài mẫu 1
Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm Ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.
Kết bài mẫu 2
Bài thơ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho một võ tướng tài ba “bách chiến bách thắng” lại sở hữu một trái tim nhạy cảm của thi nhân. Tỏ lòng chính là tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗi lòng của tác giả, cũng là nỗi lòng chung của tuổi trẻ hùng tráng và lột tả hào khí đời Trần.
Kết bài mẫu 3
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại. Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.
Kết bài mẫu 4
Hào khí Đông A đã góp phần tọa nên một thời đại với những kì tích rực rỡ lưu danh trong sử sách. Hào khí không chỉ thể hiện trong lời thơ của một người mà còn là tinh thần của cả một thời khiến cho các thế hệ sau này luôn tự nhủ phải làm gì để xứng đáng với cha ông. Qua bài thơ “Tỏ lòng”, hào khí Đông A luôn sục sôi được toát ra nhờ thủ pháp gợi thiên về ấn tượng bao quát, bút pháp hoành tráng, có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp những kết bài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (28 Mẫu) Kết bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.