Bạn đang xem bài viết Tin học 7 Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức Tin học lớp 7 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Tin học 7 trang 41, 42, 43, 44, 45 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức của Chủ đề 4: Ứng dụng tin học.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 8 trong sách giáo khoa Tin học 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 7 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Khởi động SGK Tin học 7 bài 8
Quan sát Hình 8 Trang 38 và cho biết, khi sửa Điểm thường xuyên 1 của bạn Nguyễn Kiều An ở ô C3 thành điểm 10 thì Điểm trung bình môn ở ô tính G3 có tự động thay đổi theo không? Tại sao?
Khám phá thế nào để khi ta thay đổi các điểm thành phần trong học kì thì Điểm trung bình môn sẽ được tự động tính lại?
Trả lời:
– Khi thay đổi ô tính C3 thành điểm 10 thì ô tính G3 không thay đổi.
– Chúng ta cần sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, thì mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu trong các ô tính thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính lại theo dữ liệu mới.
Khám phá SGK Tin học 7 bài 8
Sắp xếp các bước sau đây theo thứ tự đúng để tính điểm trung bình cộng các Điểm thường xuyên 1 ở ô C9.
A. Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
B. Chọn ô C9.
C. Nhập công thức =(C3+C4+C5+C6+C7+C8)/6 rồi gõ phím Enter.
Trả lời:
Các bước theo thứ tự đúng để tính điểm trung bình cộng các Điểm thường xuyên 1 ở ô C9.
- Bước 1: Chọn ô C9.
- Bước 2: Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
- Bước 3: Nhập công thức =(C3+C4+C5+C6+ C7+C8)/6 rồi gõ phím Enter.
=> Thứ tự sắp xếp: B – A – C.
Luyện tập SGK Tin học 7 bài 8
Luyện tập 1
Theo em nên hay không nên sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức? Vì sao?
Trả lời:
Nên sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức vì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại mỗi khi dữ liệu trong các ô tính (hay khối ô tính) này thay đổi, như vậy ta luôn có kết quả đúng.
Luyện tập 2
Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự thực hiện sao chép công thức:
A. Thực hiện lệnh Copy.
B. Chọn ô tính có chứa công thức cần sao chép.
C. Thực hiện lệnh Paste.
D. Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến.
Trả lời:
Các bước thực hiện sao chép công thức:
- Bước 1: Chọn ô tính có chứa công thức cần sao chép.
- Bước 2: Thực hiện lệnh Copy.
- Bước 3: Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến.
- Bước 4: Thực hiện lệnh Paste.
=> Thứ tự sắp xếp: B – A – D – C.
Luyện tập 3
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.
B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
C. Có thể sử dụng chức năng tự động điều khiển dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại và ta luôn có kết quả đúng.
Trả lời:
Phát biểu sai là:
C. Có thể sử dụng chức năng tự động điều khiển dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
Vận dụng SGK Tin học 7 bài 8
Hãy lập bảng tính để quản lí các khoản chi tiêu của gia đình em hoặc lập bảng điểm học tập của em.
Trả lời:
Ví dụ bảng điểm học tập của em:
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tin học 7 Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức Tin học lớp 7 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.