Bạn đang xem bài viết Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những gì? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai ở phụ nữ trước đó hoàn toàn bình thường, thường gặp phải từ tuần thai 24 – 28. Nền tảng chính để điều trị tình trạng này chính là chế độ ăn uống khoa học, cân bằng để điều chỉnh và ổn định lại đường huyết.
Không nên ăn quá nhiều chất bột, đường
Chất bột đường sẽ là tác nhân chính khiến đường huyết tăng cao. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cần giảm thiểu lượng chất bột đường dung nạp vào cơ thể, ở mức 50 – 60% so với nhu cầu của cơ thể bình thường.
Khuyến khích nên ăn các ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, rau xanh, trái cây ít ngọt. Nên hạn chế cơm gạo trắng, gạo nếp, các ngũ cốc tinh chế (như bột mì, bột năng…) và một số trái cây ngọt (như mít, sầu riêng, nhãn, nho…).
Chia nhỏ 3 bữa chính trong ngày thành 6 bữa chính – phụ
6 bữa gồm chính và phụ ở đây nên được hiểu là 3 bữa chính chia nhỏ, trong đó 3 bữa chính với lượng thức ăn được giảm bớt và bổ sung thêm bằng 3 bữa phụ, chứ không phải là dùng 3 bữa chính thông thường và thêm 3 bữa phụ.
Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm lượng bột đường, giảm năng lượng dung nạp 1 lần trong 1 bữa ăn, như thế sẽ giúp đường huyết không tăng quá cao cũng không giảm quá thấp. 3 bữa phụ sẽ giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.
Cân bằng giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng
Với bữa sáng, khi mẹ không cần quá nhiều năng lượng có thể dùng các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và hạn chế năng lượng rỗng như ngũ cốc nguyên cám (bánh mì đen, yến mạch nguyên cám…) kết hợp với sữa, trái cây tươi…
Với các bữa trưa và bữa tối có thể kết hợp thực phẩm theo sở thích của mẹ bầu, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc hạn chế bột đường, cân bằng giữa năng lượng và dinh dưỡng.
Một số thực đơn cho bà bầu tiểu đường rất được các mẹ bầu cùng cảnh ngộ yêu thích áp dụng là việc kết hợp dùng một chút cơm kèm với salad trái cây, rau củ, salad cá hồi…
Mấu chốt là hạn chế năng lượng, tinh bột nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Khuyến khích mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên nhận tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng và khám sức khỏe thai kỳ định kỳ.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
Dùng cho bữa sáng:
– Cơm hoặc thức uống từ gạo lứt, trứng và rau quả tươi. Có thể làm mới bằng ngũ cốc nguyên cám, bún phở từ gạo lứt với thịt bò.
– Bữa phụ khoảng 9h uống thêm sữa tươi không đường, sữa gạo lứt hoặc đậu đỏ, hạt sen lứt…
Dùng cho bữa trưa:
– Một chút cơm trắng hoặc 1 chén cơm gạo lứt với thịt đỏ, trứng và rau củ quả. Có thể kết hợp theo khẩu vị.
– Bữa phụ cho 3h chiều có thể ăn nhẹ với bánh gạo lứt hay mè đen, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, một hũ sữa chua không đường và một chút trái cây, hay 1 chén salad.
Dùng cho bữa tối:
– Có thể ăn kết hợp theo khẩu vị như bữa trưa với các món mẹ thích theo nguyên tắc ít năng lượng. Sau bữa ăn tráng miệng với bưởi hoặc quả bơ.
– Bữa phụ trước giờ đi ngủ, khoảng 9h tối là 1 ly sữa tươi không đường hoặc sữa thảo mộc, sữa hạt.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để ổn định đường huyết cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh trọn vẹn, thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ vì thế cần hết sức quan tâm, kỹ lưỡng.
Có thể bạn quan tâm:
>> Thực phẩm chữa nghén cho bà bầu
>> Bà bầu có nên dùng sữa tươi thay sữa bầu
>> Nên mua sữa gì cho bà bầu?
Khoẻ đẹp mỗi ngày
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những gì? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.