Bạn đang xem bài viết Thủ tục hải quan hàng gia công tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hồ sơ để chuẩn bị cho thủ tục hải quan hàng gia công gồm những gì? Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng gia công ở đâu? Đây là những câu hỏi cơ bản mà nhiều bạn thắc mắc. Thế nên, hãy theo dõi bài viết chi tiết về thủ tục hải quan hàng gia công cũng Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé.
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Hồ sơ chuẩn bị để tiến hành thủ tục hải quan hàng gia công:
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan, các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy)
– Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc điện tử.
Quy trình và thủ tục hải quan hàng gia công
Quy trình và thủ tục hải quan hàng gia công gồm những bước sau:
Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công
Để thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Hợp đồng gia công, các phụ lục hợp đồng nếu có.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Tiếp đến, công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận.
Bước 2: Khai báo định mức
Định mức gia công gồm:
– Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
– Định mức vật tư tiêu hao là lượng tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
– Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế hao hụt gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
– Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức cần phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm.
– Người đai đại diện cho cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng.
– Thương nhân gia công cần thông báo định mức, mã nguyên liệu, thông số kỹ thuật,…
Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu
Để nhập khẩu nguyên liệu cần thực hiện theo các bước sau:
– Tiếp nhận, đăng ký và phân luồng tờ khai.
– Kiểm tra hồ sơ hải quan.
– Kiểm tra thực tế hàng hóa
– Nộp thuế, lệ phí hải quan.
– Quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm
– Quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ.
– Nộp thuế, lệ phí hải quan.
– Kiểm tra thực tế hàng hóa
– Kiểm tra hồ sơ hải quan.
– Tiếp nhận, đăng ký và phân luồng tờ khai.
Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công
– Đầu tiên, bạn cần nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ và đúng quy định:
+ Đơn đề nghị thanh khoản.
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
+ Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
– Tiếp đến là bạn ra quyết định thanh khoản:
+ Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản.
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản.
+ Ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công
– Lệ phí: 20.000 đồng theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC
– Thời hạn giải quyết:
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác xuất.
+ Chậm nhất 02 ngày làm việc đối với hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
+ Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
Địa điểm làm thủ tục hải quan hàng gia công
Đối với thủ tục xuất khẩu
Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
Đối với thủ tục nhập khẩu
– Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
+ Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính hải quan
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố.
+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện:
+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;
+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
Blogdoanhnghiep.edu.vn đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết về thủ tục hải quan hàng gia công. Để biết thêm những thông tin chi tiết thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam mới nhất
>> Ly thân là gì? Quy định pháp luật về ly thân?
>> Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh vợ/chồng sang Anh Quốc
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục hải quan hàng gia công tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.