Bạn đang xem bài viết “Thủ phạm” khiến đôi môi khô, nứt nẻ quanh năm mà bạn không hề hay biết tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cô nàng nào cũng mong muốn sở hữu được đôi môi căng mọng, trông đầy sức sống và quyến rũ, khi thoa son lại càng đẹp hơn. Đôi môi khô nứt nẻ, vừa đau vừa làm cho son khó bám vào môi. Nếu bạn biết rõ nguyên nhân thì có thể sẽ biết cách khắc phục nó đấy. Cùng khám phá những nguyên nhân gây khô môi, nứt nẻ nha.
Thường xuyên liếm môi
Có rất nhiều người việc liếm môi là một thói quen, một phản xạ tự nhiên khi thấy môi khô khô, nứt nẻ. Tuy nhiên bạn biết không, ngay khi bạn liếm hoặc cắn môi thì đôi môi ngay lập tức mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, khiến môi trở nên khô hơn.
Theo bác sĩ da liễu Julia Carroll của Trung tâm Da liễu Compass (Canada), Không những vậy, trong nước bọt còn chứa Amylase cùng hàng trăm loại vi khuẩn, khi chất này tiếp xúc với không khí sẽ khiến môi bạn khô, co lại.
Nguyên nhân của việc này là do khi bạn liếm môi, nước bọt bay hơi sẽ làm giảm độ ẩm tự nhiên của môi và khiến môi khô hơn. Lớp da môi khô sẽ bong tróc ra làm bạn cảm thấy khó chịu và liếm môi nhiều hơn, dần dần sẽ khiến môi bạn tróc ra nhiều hơn.
Tham khảo thêm: Thói quen liếm môi gây hại như thế nào trong thời tiết lạnh?
Không che chắn và bảo vệ môi khi ra đường
So với các vùng da khác trên cơ thể, da môi là phần mỏng hơn cả. Do đó, chúng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác động từ môi trường, nhất là khói bụi và ánh nắng mặt trời. Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm và tia UV, đôi môi của bạn rất dễ bị mất đi độ ẩm vốn có và trở nên khô rát.
Bên cạnh việc uống đủ nước và dùng son dưỡng môi, bạn cũng cần che chắn đôi môi cẩn thận mỗi khi ra đường, chọn son dưỡng có chống nắng.
Tham khảo thêm: 10 cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả tại nhà
Thoa son dưỡng môi lên ngón tay rồi mới thoa lên môi
Chắc hẳn rất nhiều bạn đang mắc phải sai lầm dùng ngón tay để thoa lớp dưỡng lên môi, đặc biệt là những bạn sử dụng dưỡng môi dạng hũ. Tuy nhiên bạn biết đấy, ngón tay là một nơi rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn, nếu bạn dùng tay thoa son dưỡng thì rất có thể vi khuẩn lưu lại thông qua son dưỡng và sinh sôi phát triển trong son dưỡng của bạn.
Do đó, nếu bạn có thói quen thoa son dưỡng lên môi bằng tay thì trước khi thoa son bạn nên rửa tay cho thật sạch sẽ nhé.
Bổ sung không đủ chất dinh dưỡng
Việc bảo vệ đôi môi từ bên trong thông qua bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau củ, trái cây,… rất tốt cho đôi môi, giúp nó luôn căng bóng và đủ độ ẩm. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý đến điểm này mà vẫn chỉ loay hoay tìm cách dưỡng môi thông qua tác động bên ngoài. Một chế độ ăn cân đối, giàu dưỡng chất sẽ giúp môi mềm và da cũng sáng khỏe hơn.
Mất nước
Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến môi bạn khô và nứt nẻ. Mùa đông lạnh sẽ càng khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, do đó mà môi thì ngày càng khô và bong tróc nặng nề.
Ngoài ra, việc liên tục hoạt động ngoài trời cùng các yếu tố ngoài của môi trường như gió, tia cực tím lại càng khiến đôi môi của bạn khô và nứt nẻ nhanh chóng hơn. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần uống 6-8 ly nước lọc để giữ ẩm cho làn da và đôi môi bạn.
Thoa son dưỡng trước khi ngủ
Thoa son dưỡng cho môi trước khi ngủ là thói quen của rất nhiều người, đôi khi bạn nghĩ chúng sẽ tốt cho môi, nhưng thật ra chúng khiến cho môi bạn thêm khô. Son dưỡng chứa nhiều dầu nên nó tạo lớp màng bên trên khiến môi bạn không mất nước, nhưng việc cung cấp dưỡng ẩm cho môi thì không có.
Nếu bạn thấy môi khô và muốn cung cấp độ ẩm cho môi thì bạn có thể tham khảo dầu dừa, mật ong sẽ hiệu quả hơn đấy.
Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh
Uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến cơ thể mất nước và môi bị khô. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh thì nên bổ sung các loại vitamin trái cây để bù đắp lại lượng nước mất đi. Những loại thuốc kê toa như Accutane trị mụn trứng cá, huyết áp propranolol hoặc prochlorperazine cũng gây khô môi, bạn nên lưu ý.
Tham khảo thêm: Môi khô nứt nẻ quanh năm là bênh gì? Cách điều trị hiệu quả
Môi khô luôn là cơn ác mộng của các chị em. Hy vọng 7 nguyên nhân gây khô môi ở trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn để phòng, tránh khô môi, nứt môi nhé.
Xem thêm:
>> Phòng ngừa hiện tượng khô môi nhờ những lưu ý sau
>> Hết ngay khô môi, nứt môi trong 1 đêm với nguyên liệu có sẵn tại nhà
>> Những cách khắc phục môi khô nẻ vào mùa đông
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết “Thủ phạm” khiến đôi môi khô, nứt nẻ quanh năm mà bạn không hề hay biết tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.