Bạn đang xem bài viết Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 đã chính thức diễn ra, vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 18/9/2023 đến ngày 15/10/2023. Vòng chung khảo từ ngày 25/10/2023 đến ngày 30/10/2023.
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III – năm 2023 nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thanh thiếu niên, nhi đồng. Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2023 phải trả lời đầy đủ 2 câu hỏi được đặt ra trong đề thi. Vậy mời các em cùng theo dõi thể lệ cuộc thi trong bài viết dưới đây:
Thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2023
THỂ LỆ
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III – Năm 2023
Chủ đề: “Sách: Kết nối tri thức – Kiến tạo tương lai”
(Kèm theo Kế hoạch Liên tịch số 603 /KHLT- SVHTT – STTTT- SGDĐT- TĐHN 06 tháng 9 năm 2023)
I. MỤC ĐÍCH
– Là hoạt động dành cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố và bạn đọc Thủ đô nhằm mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách và khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng, từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
– Thông qua cuộc thi khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
– Thu hút đông đảo thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên và bạn đọc thư viện trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, nhiệt tình, tạo được sức lan tỏa tích cực trong xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên trên toàn thành phố Hà Nội.
III. NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BÀI DỰ THI
1. Nội dung bài dự thi
a) Dành cho đối tượng học sinh
Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được)
Đề 2
Câu 1: Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
b) Dành cho đối tượng sinh viên
Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận về một cuốn sách anh (chị) được đọc đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức, hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phần vinh, hạnh phúc.
Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ mục đích, tính sáng tạo mới mẻ, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).
Đề 2
Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn giàu tính nhân văn, từ đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ được mục đích, tính sáng tạo mới, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).
2. Yêu cầu về bài dự thi
a) Hình thức
– Mỗi thí sinh tham gia gửi bài dự thi độc lập (không làm bài dự thi theo nhóm), ngôn ngữ trình bày bằng Tiếng Việt và có thể sử dụng một trong hai hình thức:
+ Viết (đánh máy, viết tay): Độ dài bài dự thi viết không quá 5.000 từ.
+ Dựng clip (video, audio): Thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 12 phút; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo và đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh; có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px; được lưu bằng định dạng phổ biến mp4, avi, mpeg, mkv, klv … và phù hợp với việc đăng tải trên Youtube.
– Đối với tác phẩm hội họa (tranh vẽ): được thể hiện trên giấy không dòng kẻ; phải có phần thuyết minh ý tưởng (độ dài phần thuyết minh không quá 1.000 từ); thí
sinh được sử dụng chất liệu màu tự do phù hợp với tranh vẽ và sở trưởng của bản thân; quy định cụ thể kích thước giấy như sau:
+ Học sinh sử dụng giấy kích thước tối đa: khổ A3 (29,7×42 cm).
+ Sinh viên sử dụng giấy kích thước tối đa: khổ A2 (42×59,4 cm).
Các sản phẩm minh họa gửi kèm bài dự thi có kích thước tối đa: 60x120x70cm (chiều dài x chiều rộng x chiều cao).
b) Nội dung
– Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được đặt ra trong đề thi, có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam; đảm bảo tính chính xác, an toàn thông tin và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các cuốn sách được chia sẻ trong bài dự thi phải được phát hành hợp pháp tại Việt Nam (khuyến khích thí sinh chia sẻ các cuốn sách được xuất bản trong thời gian gần đây), lưu ý có giới thiệu cụ thể, đầy đủ nguồn xuất bản của cuốn sách.
– Ở câu 1 của mỗi đề thi, thí sinh có thể thêm phần tóm tắt nội dung bằng tiếng Anh (không quá 300 từ đối với bài viết hoặc 02 phút đối với clip) có chất lượng tốt sẽ được cộng điểm khuyến khích.
– Bài thi khi được lựa chọn tham dự vòng chung kết phải gửi kèm theo thông tin dự thi của thí sinh (theo mẫu); phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu riêng nào trên bài.
– Các thí sinh gửi kèm theo bài dự thi Giấy xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban tổ chức sẽ được cộng điểm khuyến khích.
3. Trách nhiệm của thí sinh tham dự Cuộc thi
– Thí sinh phải tuân thủ và thực hiện các yêu cầu của Thể lệ Cuộc thi.
– Bài dự thi là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thí sinh (các clip dự thi phải do chính thí sinh thể hiện, bao gồm cả giọng đọc và dẫn truyện), chưa gửi trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, mạng internet hoặc dự thi ở cuộc thi nào.
– Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh…của người khác trong bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ. Các clip dự thi sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về bản quyền; thí sinh chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp về pháp lý liên quan đến các vi phạm bản quyền (nếu có).
4. Trách nhiệm của Ban Tổ chức Cuộc thi
– Ban Tổ chức Cuộc thi không trả lại bài cho các thí sinh. Ban Tổ chức có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản bài dự thi, sử dụng các tác phẩm dự thi để quảng bá cuộc thi và phục vụ các hoạt động khuyến đọc.
– Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan đến những tác phẩm tham gia dự thi.
IV. QUY MÔ, THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI, ĐỊA CHỈ NHẬN BÀI DỰ THI
1. Quy mô tổ chức cuộc thi
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố Hà nội lần thứ III được tổ chức 02 vòng:
Vòng Sơ khảo: Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai (cấp THPT); Thành đoàn Hà Nội triển khai (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đoàn viên, thanh niên các Sở, ban, ngành…); UBND các quận, huyện, thị xã triển khai (cấp Tiểu học, THCS). Các đơn vị tổng hợp số lượng bài thi và lựa chọn mỗi cấp 100 bài dự thi đạt chất lượng gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (qua Thư viện Hà Nội).
Vòng Chung khảo: Ban Tổ chức tiếp nhận bài dự thi tham gia vòng Chung khảo, thành lập Ban Giám khảo theo quy định và tiến hành chấm bài dự thi, xếp giải.
Tổng kết và trao thưởng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội lần thứ III dự kiến vào cuối tháng 10/2023. Ban Tổ chức tặng Giấy chứng nhận kèm theo giải thưởng Cuộc thi cho các cá nhân đạt giải.
2. Thời gian tổ chức
a) Lễ phát động: Dự kiến ngày 18/9/2023 tại Trường THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
b) Vòng sơ khảo: Từ ngày 18/9/2023 đến ngày 15/10/2023.
Thí sinh nộp bài dự thi kèm theo thông tin đầy đủ (có biểu mẫu gửi kèm) theo địa chỉ đã được Ban tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2023 vòng sơ khảo tại tại các tỉnh/thành, trường đại học/học viện quy định.
c) Vòng chung khảo: Từ ngày 25/10/2023 đến ngày 30/10/2023.
* Thời gian nhận bài vòng chung khảo
– Từ ngày 20/10/2023 đến ngày 25/10/2023. Địa chỉ nhận bài: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (qua Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, email: [email protected])
d) Thời gian tổng kết và trao thưởng cuộc thi: Dự kiến tổ chức từ ngày 10/11/2023 đến 15/11/2023. Ban tổ chức tặng giấy khen kèm theo giải thưởng Cuộc thi cho các cá nhân đoạt giải.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Thể lệ cuộc thi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.