Bạn đang xem bài viết Tàu ngầm mất tích khi thám hiểm xác Titanic: Tại sao khó giải cứu? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các đơn vị cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm tàu ngầm bị mất tích hôm 18/6 khi đi thăm xác tàu Titanic ở khu vực ngoài khơi bờ biển Canada và Mỹ.
Theo New York Times, nhiều vấn đề phức tạp có thể cản trở nỗ lực giải cứu năm người trên tàu lặn sâu Titan. Tàu ngầm này đã không quay về sau chuyến lặn hôm 18/6 tới khu vực xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương.
Có 5 người trên tàu, trong đó có một doanh nhân Anh và một chuyên gia Pháp.
Đối với bất kỳ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ nào trên biển, điều kiện thời tiết, tình trạng thiếu ánh sáng vào ban đêm, trạng thái của biển và nhiệt độ nước đều có thể đóng vai trò quyết định liệu các thủy thủ gặp nạn có thể được tìm thấy và giải cứu hay không. Đối với việc cứu hộ dưới nước sâu, các yếu tố để thành công lại càng nhiều và khó khăn hơn.
Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất cần giải quyết là tìm thấy Titan.
Nhiều phương tiện dưới nước được trang bị một thiết bị âm thanh, thường được gọi là pinger, phát ra âm thanh mà lực lượng cứu hộ có thể phát hiện dưới nước. Nhưng không rõ Titan có thiết bị này hay không.
Chiếc tàu lặn này được cho là đã mất liên lạc với tàu hỗ trợ sau 1 giờ 45 phút chuyến lặn bắt đầu. Các chuyến thông thường kéo dài 2 tiếng rưỡi. Có thể có vấn đề với thiết bị liên lạc của Titan, hoặc với hệ thống chấn lưu kiểm soát quá trình đi xuống và đi lên.
Một mối nguy hiểm khác có thể xảy ra đối với con tàu là bị kẹt không thể nổi lên mặt nước.
Nếu tàu lặn được tìm thấy ở dưới đáy, thì độ sâu quá lớn sẽ hạn chế các phương tiện cứu hộ.
Titanic nằm ở độ sâu khoảng 4.267 m dưới bề mặt Bắc Đại Tây Dương, độ sâu mà con người chỉ có thể chạm tới khi ở trong các tàu lặn chuyên dụng giúp họ giữ ấm, khô ráo và cung cấp không khí.
Khả năng giải cứu duy nhất sẽ đến từ một phương tiện không người lái – về cơ bản là một thiết bị không người lái dưới nước. Hải quân Mỹ có phương tiện cứu hộ tàu ngầm, mặc dù nó có thể đạt đến độ sâu chỉ khoảng 600 mét. Để thu hồi các vật thể dưới đáy biển ở vùng nước sâu hơn, hải quân dựa vào các phương tiện điều khiển từ xa như CURV-21. Việc đưa các phương tiện này đến địa điểm cần có thời gian.
Theo trang web của OceanGate, công ty vận hành dịch vụ tàu lặn, Titan có thể giữ cho năm người bên trong sống sót trong khoảng 96 giờ. Với nhiều tàu lặn, không khí bên trong được tái chế – CO2 được loại bỏ và oxy được thêm vào – nhưng trong một khoảng thời gian đủ dài, tàu sẽ mất khả năng lọc CO2 và không khí bên trong sẽ không còn đủ duy trì sự sống.
Ngoài ra, nếu tàu Titan hết pin và không còn khả năng chạy máy sưởi để giữ ấm, những người bên trong có thể bị hạ thân nhiệt và tình hình cuối cùng trở nên không thể cứu vãn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tàu ngầm mất tích khi thám hiểm xác Titanic: Tại sao khó giải cứu? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://cafebiz.vn/tau-ngam-mat-tich-khi-tham-hiem-xac-titanic-tai-sao-kho-giai-cuu-176230620144711859.chn