Bạn đang xem bài viết Tài liệu ôn tâp chương 3 môn Hóa học lớp 11 Đề cương ôn tập lớp 11 môn Hóa học tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị tinh thần cũng như kiến thức tốt nhất trước khi bước vào kì thi chính thức sắp tới. Blogdoanhnghiep.edu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Tài liệu ôn tâp chương 3 môn Hóa học lớp 11 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về Cacbon và Silic.
ÔN TẬP CACBON VÀ SILIC
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Nhóm Cacbon:
– Vị trí: nhóm IVA; thành phần: C, Si, Ge, Sn, Pb ; CHE: ns2np2
– Các tính chất biến đổi có quy luật của đơn chất và hợp chất: C—–> Pb.
2. Đơn chất.
Cacbon (C) |
Silic (Si) |
|
CHE |
1s22s22p2 |
1s22s22p63s23p2 |
Tính chất |
– Tính khử – Tính oxi hóa |
– Tính khử – Tính oxi hóa |
Điều chế |
Từ các chất có trong tự nhiên |
PTN: SiO2 + Mg CN: SiO2 + CaC2 |
3. Hợp chất.
Tên |
CTHH |
Tính chất |
Điều chế |
Cacbon đioxit |
CO2 |
– Khí, nặng hơn KK. – Là một oxit axit – Tính oxi hóa yếu |
– PTN: CaCO3 + HCl – CN: nhiệt phân CaCO3 C + O2 |
Cacbon monoxit |
CO |
– Khí, bền, độc – Là một oxit không tạo muối. – Là chất khử mạnh |
PTN: HCOOH/ H2SO4 đặc. CN: C + H2O C+ CO2 |
Axit cacbonic |
H2CO2 |
– Kém bền – Phân li 2 nấc – Tạo được 2 loại muối (cacbonat và hiđrocacbonat |
CO2 + H2O |
Muối cacbonat |
CO32- |
– Dễ tan – Tác dụng với axit, bazơ – Nhiệt phân |
|
Silic đioxit |
SiO2 |
– Không tan trong nước – Tan chậm trong dung dịch kiềm – Tan trong dd HF |
Có trong tự nhiên ( cát, thạch anh…) |
Axit Silixic |
H2SiO3 |
Là axit rất yếu (< H2CO3) |
|
Muối Silicat |
SiO32- |
Chỉ có muối của kim loại kiềm tan được. |
4. Công nghiệp silicat.
Khái niệm, thành phần, phương pháp sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Dạng 1: Phương trình phản ứng – giải thích.
Bài 1. Viết phương trình theo chuyển hóa sau:
Bài 2. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, Al2O3, CaO.
Bài 3. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư.
Bài 4: Viết các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CO2 đi qua dung dịch NaOH.
Bài 5. Trình bày hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 qua ndung dịch Ca(OH)2. Giải thích.
Bài 6. Hoàn thành các phản ứng sau:
Bài 7. Từ silic đioxit và các chất cần thiết viết phương trình hoá học để điều chế axit silixic
Bài 8. Viết phương trình hóa học cuả phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết rằng thành phần chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3( Na2O.SiO2) và CaSiO3(CaO.SiO2)
Bài 9. Cho các axit sau H2CO3(1), H2SiO3 và HCl, sắp xếp các axit theo chiều tăng dần tính axit đó, viết PTPƯ chứng minh.
Dạng 2: Nhận biết.
Bài 1: Bằng phưong pháp hóa học hãy phân biệt:
a. Các khí SO2, CO2, NH3và N2
b. Các khí CO2, SO2, N2, O2và H2
c. Các khí CO, CO2, SO2và SO3(khí)
d. Các khí Cl2, NH3, CO, CO2
Bài 2: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau:
a. Chất rắn BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3(Chỉ dùng thêm HCl loãng)
b. Chất rắn NaCl, Na2SO4, BaCO3,Na2CO3 (chỉ dùng thêm CO2và nước)
c. Các dung dịch NaOH, NH4Cl, Na2SO4, , Na2CO
d. Bốn chất lỏng: H2O, HCl, Na2CO3, NaCl (không dùng thêm hóa chất nào khác)
Bài 3. a. Phân biệt muối Na2CO3 và Na2SO3?
b. Phân biệt SiO2, Al2O3và Fe2O3
Bài 4. Có một hỗn hợp khí gồm cacbon monooxit, hiđro clorua và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của các khí trên trong hỗn hợp.
Dạng 4: Bài tập về muối cacbonat.
Có 2 dạng thường gặp: phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi (với axit—> khí; với muối —> kết tủa)
Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m
Hướng dẫn: n BaCl2 = nBaCO3 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mhh +mBaCl2 = mkết tủa + m
- m = 24,4 + 0,2.208 -39,4 = 26,6 gam.
Bài 2: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m.
Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol CO2 sinh ra thì khối lượng muối clorua tăng lên so với muối cacbonat là 11 gam
Theo đề nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Vậy khối lượng muối clorua: m = mcacbonat + 0,03.11 = 14,33 gam
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tài liệu ôn tâp chương 3 môn Hóa học lớp 11 Đề cương ôn tập lớp 11 môn Hóa học tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.