Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thực tế ảo và thực tế tăng cường là hai khái niệm khác nhau nhưng có sự liên quan. Hai khái niệm này thường có mặt trong các cuộc tranh luận và bị nhầm lẫn với nhau bởi ít thông tin về chúng. Giữa AR và VR có sự khác biệt rất lớn và điều này rất đáng giá để bỏ thời gian ra tìm hiểu.
Pokemon GO cho PC
Pokemon GO cho iOS
Pokemon GO cho Android
Thực tế ảo và thực tế tăng cường có một điểm chung lớn, đó là cả hai đều có khả năng đáng kinh ngạc để thay đổi nhận thức của con người về thế giới. Điểm khác nhau là nhận thức về sự hiện diện của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thực tế ảo và thực tế tăng cường qua bài viết sau đây nhé.
Thực tế ảo – Virtual reality
Thực tế ảo có khả năng dịch chuyển người dùng. Nói cách khác, nó đưa chúng ra đến một thế giới khác bằng chiếc kính che mắt đặc biệt. VR chặn không gian thực và đặt sự hiện diện của chúng ta ở một không gian ảo.
Oculus Rift, Samsung Gear VR, Google Cardboard là những cái tên mà có thể bạn đã từng nghe thấy nhiều lần. Đeo một chiếc kính thực tế ảo sẽ khiến bạn trở nên “mù” trong thế giới hiện tại nhưng đồng thời sẽ mở rộng các giác quan khi trải nghiệm thế giới ảo bên trong. Sự hòa nhập thực sự khá ấn tượng. Theo một số người dùng, họ có thể cảm nhận được những bước di chuyển khi lên cầu thang hoặc đi tàu lượn siêu tốc trong môi trường ảo. Vậy bạn có muốn thử không?
Công nghệ thực tế ảo thường được ứng dụng trong các trò chơi video, game đưa người dùng đến thế giới giải trí với những trải nghiệm âm thanh và hình ảnh sống động, trung thực.
Thực tế tăng cường – Augmented reality
Đối với thực tế tăng cường, nó không di chuyển chúng ta đến một không gian khác mà thêm các đối tượng “ảo” vào thế giới thực. Samsung gần như đã sẵn sàng cho ra mắt kính thực tế tăng cường Monitorless AR, có thể kết nối với điện thoại hoặc máy tính thông qua Wi-Fi và thay thế màn hình trên các thiết bị này.
Apple cũng đang đầu tư vào lĩnh vực này, chúng ta có thể trông đợi vào chiếc mắt kính thực tế tăng cường Apple AR hoặc một tính năng AR ấn tượng được tích hợp sẵn trong thế hệ iPhone tiếp theo trong tương lai.
Công nghệ thực tế tăng cường được ứng dụng trong trưng bày sản phẩm, triển lãm bãn hàng, y học, giáo dục và trò chơi. Một ví dụ điển hình về thực tế ảo tăng cường là trò chơi Pokemon GO, một trò chơi thu hút hàng triệu người hiện nay. Nó mang lại cho bạn sự tương tác giữa thế giới thật và ảo. Trò chơi sử dụng kết hợp camera, cảm biến, bản đồ thực tế và các thuật toán thực tế tăng cường để đem những sinh vật Pokémon vào bản đồ thành phố nơi bạn đang sinh sống và bạn sẽ phải thực sự di chuyển để đi bắt những con Pokémon chứ không phải ngồi một chỗ như các game truyền thống.
Vậy sự khác biệt thực sự là gì?
Hãy tưởng tượng, công nghệ AR như bạn đi lặn còn công nghệ VR như bạn đứng trước bể cá cảnh. Nói cách khác, với công nghệ thực tế ảo, bạn sẽ được bơi cùng cá mập. Nhưng với công nghệ thực tế tăng cường, bạn sẽ thấy cá mập nhảy ra từ danh thiếp của bạn.
Trong khi VR mang lại khả năng hòa nhập hơn thì AR cung cấp sự tự do cho người dùng và nhiều khả năng hơn cho các nhà tiếp thị.
AR có gì hấp dẫn?
Khi Microsoft lần đầu tiên giới thiệu HoloLens tại Build năm 2015, họ dường như đã “thống trị” cả chương trình, thu hết sự chú ý của tất cả mọi người. HoloLens đã tạo ra làn sóng trong đại dương của công nghệ thực tế ảo tăng cường, vẽ ra một bức tranh mang tính đột phá nhất của những gì sẽ đến trong thế giới AR ngày càng mở rộng.
Về cơ bản, Microsoft đã đưa các hình ba chiều tương tác vào thế giới của chúng ta để thu hẹp khoảng cách giữa máy tính và phòng khách nhà bạn. Sử dụng HoloLens, bạn có thể bao quanh mình với các ứng dụng của Windows theo nghĩa đen. Từ quan điểm của nhà tiếp thị, điều này trở thành một phương pháp hòa nhập và đầy hứa hẹn để thâm nhập vào chính căn nhà của người dùng.
Năm 2016, thế giới đã chứng kiến công nghệ thực tế tăng cường chiếm vị trí trung tâm dưới dạng Pokemon GO. Mang cho bạn cảm giác như Pikachu và Charizard nhảy ra khỏi Gameboy và đang hiện diện trên bãi cỏ sân trước nhà bạn, cho dù bạn muốn chúng ở đó hay không. Trò chơi này như “phát súng” thử nghiệm đầu tiên để tìm kiếm sự chấp nhận của thị trường và dần xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Công nghệ thực tế ảo và thực tế gia tăng trong năm 2017 đã có những tiến bộ đáng kể khi những người mới bắt đầu tìm kiếm cách thức giới thiệu mùi hương và cảm nhận để mở rộng trải nghiệm cảm giác của bạn. Công ty công nghệ Immersion đã ra mắt TouchSense Force, sử dụng phản hồi căn cứ vào xúc giác để “cầm tay” và dẫn người dùng vào thế giới VR và các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Virtual Human Interaction Lab của trường đại học Stanford đang nghiên cứu cách thêm hương vị vào cho VR.
Ngoài các phương tiện truyền thông và ứng dụng giải trí sử dụng công nghệ AR / VR, những công ty thiết kế và kỹ thuật như Solidworks cũng thể hiện cam kết thiết kế với các đối tác liên quan đến AR và VR, bao gồm NVIDIA, Microsoft, Lenovo và HTC Vive.
Tương lai cho công nghệ AR và VR sẽ như thế nào?
Trong khi cả hai công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường đều đang đạt được tốc độ phát triển nhất định và có liên quan nhiều hơn đến thị trường hiện tại của chúng ta hơn bao giờ hết, như việc hàng triệu người đang săn bắt Pokemon và Oculus Rift trở thành thiết bị sẵn sàng tiêu dùng thì chúng vẫn chỉ là thứ gì đó hơn một trò chơi bình thường cho số nhỏ các nhà tiếp thị và những người đam mê công nghệ.
Lý do bởi vì cả hai đều bị cản trở bởi khả năng vẽ ra môi trường 3D trong thời gian thực. Công nghệ AR có tiềm năng hơn bởi vì môi trường đã tồn tại và chỉ cần thêm các đối tượng ảo vào nó, nhưng một vấn đề vẫn còn tồn tại ở đây là việc tạo ra các đối tượng có độ phân giải cao và giống như đang sống.
Giờ đây, có hàng tỷ trò chơi đa giác và chúng đang dần trở nên tốt hơn. Các đoạn video quảng cáo trò chơi mới ngày nay đang ngày càng giống như một bộ phim hơn là một trò chơi và điều này báo hiệu tốt cho tương lai của trải nghiệm công nghệ VR và AR.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.