Đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài dẫn đến nhiệt độ tăng cao, từ đó các bệnh về nhiệt diễn ra thường xuyên, đặc biệt là sốc nhiệt. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu thật rõ thông tin về sốc nhiệt và biện pháp phòng tránh nhé!
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt được biết là một trong những loại bệnh nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể.
Khi tiếp xúc với môi trường nắng nóng nhiệt độ cao gây nên sự mất cân bằng về nhiệt lượng của cơ thể, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên đột ngột, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:
- Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém.
- Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,…
- Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,…
Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt cấp cứu muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong.
Các triệu chứng của sốc nhiệt.
Sốc nhiệt có thể khởi phát có thể đột ngột hoặc từ từ. Một số biểu hiện của sốc nhiệt là:
- Ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, choáng hoặc ngất.
- Sốt cao trên 39 – 40 độ C.
- Da khô, nóng.
- Rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay rồi đưa đi cấp cứu.
Sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt.
1. Sơ cứu khi ở ngoài bệnh viện
Bước 1: Kêu gọi hỗ trợ chức năng các cơ quan.
Bước 2: Đưa bệnh nhân thoát ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ bớt quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà mát.
Bước 3: Các biện pháp làm giảm nhiệt độ người bệnh nhân.
- Hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định.
- Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có nhưng chuyển ngay vào viện nếu nghi ngờ say nắng say nóng.
- Áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi.
- Áp gói nước đá lên người bệnh nhân vùng cổ, nách, bẹn.
Bước 4: Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giảm nhiệt độ.
2. Xử lý tại khoa cấp cứu
Tất cả bệnh nhên có biểu hiện của say nắng nóng, sốc nhiệt đều buộc phải cho vào bệnh viện để theo dõi.
- Nhanh chóng ổn định đường thở, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Thở oxy và truyền dịch tinh thể khi đã cởi bỏ quần áo và đo được nhiệt độ trung tâm.
- Sử dụng các biện pháp làm mát tích cực để hạn chế các tổn thương đích. Lý tưởng là giảm nhiệt độ 0,2 độ C/phút. Nên dừng khi nhiệt độ là 38 độ.
- Làm mát bằng bay hơi an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện, thích nghi tốt: cởi bỏ quần áo bệnh nhân lau bằng nước ấm sau đó dùng quạt thổi hoặc dùng hơi nước mát 15 độ C sau đó thổi bằng hơi ấm 45 độ C.
- Dùng nước đá hoặc nhúng bệnh nhân vào bể lạnh. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả nhanh nhưng có nhiều biến chứng như gây co mạch ngoại biên, shunt máu, run. Ngoài ra còn gây khó chịu cho bệnh nhân và dễ gây hạ nhiệt độ quá mức.
Các biện pháp bảo vệ phòng tránh sốc nhiệt trong trời nắng nóng.
Luôn che chắn khi ở ngoài trời
- Mặc áo chống nắng: Áo khoác chống nắng thường được thiết kế với chất liệu có thể ngăn ngừa cả tia UV và làm giảm hấp thụ nhiệt, rất thích hợp để bảo vệ sức khỏe khỏi ánh nắng gay gắt, nhất là vào những ngày hè. Hiện nay ngày càng có nhiều loại áo chống nắng tốt, mẫu mã không chỉ cho phụ nữ mà còn cho cả trẻ em, người lớn và các đấng mày râu để bảo vệ sức khỏe và cả làn da.
- Khăn che: Che đầu và khuôn mặt trong khi đi du lịch.
- Che ô/dù: Nếu đi bộ để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
- Đội mũ khi ra trời nắng: Không chỉ che chắn phần đầu, mà phần gáy cũng cần được bảo vệ khỏi nắng nóng vì đây là phần da vô cùng nhạy cảm.
Duy trì độ ẩm cơ thể
Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi phải làm việc hoặc đi ngoài trời nắng nóng. Cơ thể thường mất nhiều nước và điện giải do nhiệt vào mùa hè. Để sẵn một ít muối, đường và nước bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Điều này sẽ giúp duy trì cân bằng nước và điện giải suốt ngày.
Tránh uống rượu và cafein
Rượu và cafein đều làm cơ thể bị mất nước khiến cơ thể dễ bị kiệt sức do nhiệt. Đây cũng là các thức uống ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên việc sử dụng rượu và cafein khi tham gia trong môi trường nắng nóng kéo dài dẫn đến khả năng bị sốc nhiệt rất cao.
Ăn nhẹ
Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh đồ ăn vặt, thay vào đó là các bữa nhẹ hoa quả và salad giúp dễ tiêu, cung cấp năng lượng và có tính mát. Cần hạn chế một số gia vị hoặc đồ ăn có tính cay, nóng vì có thế làm cơ thể nóng hơn, khó chịu.
Bôi kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
Đeo kính râm
Tiếp xúc với ánh nắng chói chang, lại chứa tia UV trong suốt mùa hè có thể làm tổn thương đôi mắt, gây ra nhiều bệnh mắt như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô mắt,… Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đôi mắt.
Tăng cường rèn luyện sức khỏe
Rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
Trên đây là bài viết chia sẽ đến bạn những thông tin về Sốc nhiệt cũng như những biện pháp hữu hiệu để phòng chống. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình.