Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Giải bài tập Sinh 9 trang 68 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và bài tập cuối bài được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh 9 bài 23 giúp các em hiểu được kiến thức về thể dị bội, sự phát sinh thể dị bội. Giải Sinh 9 bài 23Đột biến số lượng nhiễm sắc thể được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là Giải Sinh 9 bài 23 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Sinh 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Thể dị bội
1. Khái niệm
– Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
– Hậu quả: gây nên biến đổi hình thái ở thực vật (hình dạng, kích thước, màu sắc…) hoặc gây nên một số bệnh ở người (Đao, Tocno, Claiphento…).
II. Sự phát sinh thể dị bội
– Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực → hình thành giao tử bình thường (n) → qua thụ tinh 2 giao tử bình thường n kết hợp với nhau → hợp tử 2n.
– Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ → 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực → tạo giao tử bất thường n + 1 và n – 1 → qua thụ tinh 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) → hợp tử 2n + 1 và Hợp tử 2n – 1 → thể dị bội.
III. Ý nghĩa của hiện tượng dị bội
- Đối với chọn giống: Có thể sử dụng thể không để được các NST mong muốn vào cơ thể lai.
- Đối với di truyền học: Có thể sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên NST.
- Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 23
Câu hỏi trang 67
Quan sát hình 23.1 và cho biết: Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?
Gợi ý đáp án
Quả của các cá thể dị bội khác nhau và khác với quả của cây lưỡng bội về kích thước (to hơn hoặc nhỏ hơn), hình dạng (tròn hoặc thuôn dài), về độ dài của gai (dài hơn hoặc ngắn hơn).
Câu hỏi trang 68
Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.
Gợi ý đáp án
– Giao tử mang cặp NST tương đồng của bố (hoặc mẹ) kết hợp với giao tử mang 1 NST của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội (2n+1).
– Sự kết hợp giữa một giao tử mang 1 NST của bố (hoặc mẹ) và 1 giao tử không mang NST nào của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội ( 2n-1).
Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 23 trang 68
Câu 1
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào?
Gợi ý đáp án
Các dạng biến đổi số lượng ở 1 cặp NST là:
+ Thể một nhiễm (2n – 1)
+ Thể ba nhiễm (2n + 1)
+ Thể không nhiễm (2n – 2)
Câu 2
Cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)?
Gợi ý đáp án
Cơ chế dẫn tới hình thành thể (2n+1) và (2n-1) được giải thích trên cơ sở sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử. Kết quả một giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.
Sơ đồ:
Câu 3
Hãy nêu hậu quả của đột biến dị bội?
Gợi ý đáp án
Hậu quả của đột biến dị bội là sự biến đổi số lượng NST làm mất cân bằng gen, có thể gây ra những rối loạn về sinh lí, sinh hóa trong tế bào và cơ thể dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Giải bài tập Sinh 9 trang 68 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.