Bạn đang xem bài viết Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 52 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một số hiện tượng trong đời sống đã trở thành vấn đề cần được trao đổi. Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.
Tài liệu mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây dành cho học sinh lớp 6 giúp ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời tham khảo để nắm rõ nội dung chi tiết hơn.
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
1. Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?
Tác giả viết bài này nhằm mục đích khẳng định tầm quan trọng của bữa cơm gia đình.
2. Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến.
– Ý kiến 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lí lẽ 1: Được chế biến bằng những nguyên liệu sạch, được lựa chọn cẩn thận, kĩ càng.
- Lí lẽ 2: Không chỉ giúp ta khỏe mạnh mà còn khiến ta thấy ấm áp, hạnh phúc hơn.
– Ý kiến 2: sau một ngày mệt mỏi với công việc, trở về ăn bữa cơm gia đình, được tâm sự, được thấu hiểu, được lắng nghe và sẻ chia.
- Lí lẽ 2: là dịp để người lớn trong gia đình dạy bảo con cháu những điều hay, lẽ phải.
- Bằng chứng 2: Ở Mỹ nghiên cứu chỉ ra rằng 1476 tình nguyện viên cho thấy rằng bữa cơm gia đình sẽ giúp mọi người gắn bó và hợp tác với nhau tốt hơn.
3. Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gì?
Đoạn mở bài giúp đưa ra ý kiến đánh giá khái quát về bữa cơm gia đình.
4. Ở phần kết bài, người viết có thể đưa ra những để xuất hành động nhằm tạo ra những thay đổi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao?
– Đề xuất của người viết ở phần kết là mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát.
– Theo em, đề xuất của tác giả rất hợp lý. Vì mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của gia đình.
5. Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?
Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống cần nêu được luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
Hướng dẫn quy trình viết
– Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài
- Thu thập tư liệu
– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý để làm rõ vấn đề cần trình bày.
- Lập dàn ý: Ý kiến của em về hiện tượng này là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho những lí lẽ của em?
– Bước 3: Viết bài
Dựa vào ý và dàn ý đã lập viết bài văn về đề tài em đã chọn.
– Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
* Mẫu tham khảo:
Mẫu 1
Khoa học – công nghệ phát triển kéo theo rất nhiều mạng xã hội ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Một trong số đó là Facebook.
Facebook được tạo ra với mục đích giúp mọi người chia sẻ, gắn kết nhiều hơn. Nhưng việc quá lạm dụng nó đã khiến cho giới trẻ dần đi ngược lại với những mục tiêu ban đầu, trở thành hiện tượng “nghiện Facebook” gây ra nhiều tác hại cho con người.
Thứ nhất, “nghiện Facebook” sẽ ra những tác hại xấu đến sức khỏe của con người. Việc liên tục sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong nhiều giờ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến mắt. Não bộ và khả năng sinh sản của con người cũng sẽ chịu tác động không hề nhỏ của sóng điện thoại…
Con người thường xuyên chia trên Facebook cũng sẽ dẫn đến việc bị lộ thông tin cá nhân, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Hoặc có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa gạt để tống tiền, bôi nhọ danh dự. Bên cạnh đó, nghiện Facebook khiến con người dần trở nên vô cảm với những mối quan hệ xung quanh mà thay vào đó là các liên kết ảo. Những biểu cảm, cảm xúc trong giao tiếp bị các biểu tượng trên Facebook thay thế. Con người dường như chỉ chú tâm đến lượt like và share ảo trên mạng xã hội. Ngoài ra, Facebook cũng dần sản sinh ra cụm từ “anh hùng bàn phím” để chỉ cư dân mạng, những người sẵn sàng nhảy vào đánh giá, phán xét về bất cứ cá nhân, sự việc nào đó dù không hề biết rõ vấn đề.
Chính vì vậy, con người cần có những biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của việc nghiện Facebook. Sử dụng Facebook một cách lành mạnh, tỉnh táo. Nên biết cách điều chỉnh thói quen và nếp sống của mình, mở rộng các mối quan hệ thực tế, quan tâm những người xung quanh. Hạn chế việc truy cập mạng ảo một cách lạm dụng và bừa bãi. Hãy là một người dùng thông minh để ứng dụng này phát huy đúng sứ mệnh của nó.
Tóm lại, mạng xã hội Facebook có mặt tích cực, nhưng cũng có mặt hạn chế. Bởi vậy, con người cần tỉnh táo để sử dụng một cách hợp lí.
Mẫu 2
Khi tham gia giao thông, mỗi người cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Nhưng hiện nay đang tồn tại hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Xe đạp điện là một phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Việc đội mũ bảo hiểm thường mang tính chất đối phó, khi có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai cẩn thận. Có học sinh chỉ mang theo mũ bảo hiểm để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do ý thức của học sinh. Việc thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hay nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Nhiều bạn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội hoặc không đội mũ bảo hiểm để gây sự chú ý, thể hiện sự khác biệt. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm.
Chúng ta cần hiểu rằng, việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn, bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị, hoặc tạo thành thói quen xấu trong tương lai.
Chính vì vậy, gia đình và cần có những biện pháp tuyên truyền để học sinh hiểu rõ luật giao thông. Lực lượng chức năng cần xử lí nghiêm các hành vi vi phạm để có tính răn đe. Quan trọng nhất, mỗi học sinh cũng cần có ý thức chấp hành nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.
Mỗi người hãy nhớ rằng việc đội mũ bảo hiểm – một hành động nhỏ bé nhưng có vai trò vô cùng quan trọng khi tham gia giao thông.
Xem thêm: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống – Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 52 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.