Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 43 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 9: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước, sẽ được Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc những nội dung bổ ích ngay sau đây.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Câu 1. Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: “Nghĩa thứ nhất, … của biết bao người”?
Hướng dẫn giải:
- Khách quan: trình bày về cách làm bánh trôi, liên tưởng hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.
- Chủ quan: đánh giá, bình luận về hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.
Câu 2. Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
– Luận đề của văn bản: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
– Luận điểm:
- Luận điểm 1: Nghĩa thực của bánh trôi
- Lí lẽ 1: quá trình làm thành chiếc bánh trôi, dẫn chứng 1: miêu tả từng bước làm thành chiếc bánh trôi
- Luận điểm 2: Nghĩa ẩn dụ về con người
- Lí lẽ 2: nhan sắc, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, dẫn chứng 2: phân tích bài thơ, liên hệ tới người phụ nữ
Câu 3. Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.
Hướng dẫn giải:
Tác giả đã miêu tả chi tiết cách làm bánh trôi, từ đó liên tưởng hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương. Nhờ vậy, người đọc hiểu hơn về mối liên hệ giữa nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Hướng dẫn giải:
- Đồng tình, vì chiếc bánh trôi ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ.
- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.
Câu 5. Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?
Hướng dẫn giải:
- Tìm hiểu các hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ
- Giải thích nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 43 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.