Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tiếng nước mình (trang 91) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 29 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Tiếng Việt 3: Tiếng nước mình – Tuần 29 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, nói và nghe, viết, vận dụng của Bài 20 chủ đề Đất nước ngàn năm SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 91, 92, 93, 94.
Qua đó, còn giúp các em chia sẻ với bạn về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã đọc. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Soạn bài phần Đọc: Tiếng nước mình
Khởi động
Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1 – 2 câu về thứ tiếng đó.
Trả lời:
Ngoài tiếng Việt, em còn được học tiếng Anh ở trường.
Em có thể giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh: Hello everyone, my name is Ly. I’am 8 years old,…
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Bài thơ nhắc đến những dấu thanh nào trong tiếng Việt?
Trả lời:
Bài thơ nhắc đến những dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng trong tiếng Việt.
Câu 2: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó.
Trả lời:
Dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua tiếng bố, mẹ.
- Bố: cao như mây đỉnh núi / bát ngát như trùng khơi.
- Mẹ: ngọt ngào như dòng sữa / nuôi con lớn thành người.
Câu 3: Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều gì?
Trả lời:
Trong bài thơ, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng võng, làng, cỏ.
Mỗi tiếng đó gợi nhớ đến điều là:
- võng: kẽo kẹt, bà ru cháu ngủ.
- làng: sân đình, bến nước, cánh diều tuổi thơ.
- cỏ: tuổi thơ chơi chọi gà.
Câu 4: Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?
* Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc cả bài thơ.
Trả lời:
Hai câu thơ cuối cùng nhắc đến tiếng em.
Tiếng đó khác với những tiếng khác trong bài thơ ở chỗ: không có dấu.
Soạn bài phần Đọc mở rộng
Câu 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về quê hương, đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu 2: Chia sẻ với bạn chi tiết thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã đọc.
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống.
Trả lời:
Thủ đô: Hà Nội
Quốc kì: Cờ đỏ sao vàng
Quốc ca: Tiến quân ca
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nghệ thuật truyền thống: hát chèo, tuồng, cải lương, dân ca quan họ,…
Cảnh đẹp: vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, phố cổ Hội An, đảo Phú Quốc,…
Câu 2: Các câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?
Trả lời:
Câu 3: Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:
- Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.
- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
Trả lời:
– Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.
- Núi rừng nước ta hùng vĩ thật!
- Biển đảo nước ta mới đẹp làm sao!
– Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
- Hãy bảo vệ lấy rừng xanh của đất nước!
- Hãy giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long.
Gợi ý:
a. Giới thiệu bao quát về vịnh Hạ Long.
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật.
c. Nêu cảm nghĩ của em về vịnh Hạ Long.
- Cảm nghĩ về vẻ đẹp của vịnh (yêu thích mây trời, núi non, sóng nước,…)
- Tự hào vì vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Trả lời:
Vịnh Hạ Long là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Vẻ đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp có hàng nghìn hòn đảo nhấp nhô như rồng chầu phượng múa. Mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Bốn mùa Hạ Long phủ trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Hạ Long đã hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận tươi đẹp của non sông Việt Nam. Một lần đến thăm Hạ Long, sẽ muốn quay lại thăm nhiều lần nữa.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước.
Gợi ý: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của đất nước.
a. Giới thiệu bao quát về cảnh đẹp
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
c. Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp.
Trả lời:
Vào kì nghỉ hè, gia đình em đã được đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh ở nơi đây đẹp như một bức tranh. Em đã được đi thăm rất nhiều địa điểm du nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng Tẩm Huế, điện Hòn Chén, núi Bạch Mã. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là vẻ đẹp của con sông Hương thơ mộng. Cùng với cây cầu Tràng Tiền đã rất nổi tiếng bắc qua con sông này. Bố mẹ em nói với em rằng con người Huế mang vẻ thâm trầm, kín đáo. Còn em cảm thấy con người ở đây rất lãng mạn, ôn hòa. Chuyến du lịch đã đem đến cho em thật nhiều cảm xúc tuyệt vời.
Câu 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.
Trả lời:
Em chia sẻ đoạn văn với bạn cùng đọc và góp ý.
Soạn bài phần Vận dụng
Sưu tầm tranh, ảnh, bài văn, bài thơ,… về cảnh đẹp đất nước ta.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tiếng nước mình (trang 91) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 29 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.