Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 63 Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 63 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt trang 63. Nội dung chi tiết được đăng tải sau đây.
Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 63
Câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu 1. Tìm câu rút gọn trong những câu dưới đây. Xác định thành phần bị lược bỏ và chỉ ra văn cảnh cho phép hiểu đúng, hiểu rõ nghĩa của mỗi câu rút gọn tìm được.
a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
b. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. (Nguyễn Công Hoan)
c. Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải kể cho người khác biết chứ. (Kim Lân)
d. Anh cảm thấy yên tâm, và cái ý định đưa vợ con đi chơi đây đó mỗi nơi một tí cho mở mang tầm mắt cứ nhạt dần. Ngại, rất ngại. Ban ngày bận bù đầu lên ở cơ quan. (Trần Đức Tiến)
Hướng dẫn giải:
a.
– Câu rút gọn: Cả tiếng cười.
– Thành phần bị lược bỏ là vị ngữ
– Văn cảnh: Việc ngừng cất lên tiếng hát cũng đồng nghĩa với việc cười ngừng lại.
b .
– Câu rút gọn: Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
– Thành phần bị lược bỏ vị ngữ
– Văn cảnh: hai người là đuổi theo, rồi số lượng người tham gia sau đó tăng tiếp theo.
c.
– Câu rút gọn: Còn phải kể cho người khác biết chứ.
– Thành phần bị lược bỏ là chủ ngữ
– Văn cảnh: ông lão chỉ dừng lại ở một câu chuyện mới, sau đó lại nhanh chóng rời khỏi nơi đó để chuyển sang kể tiếp cho người khác.
d.
– Câu rút gọn: “ Ngại, rất ngại.”; “Ban ngày bận bù đầu lên ở cơ quan.”
– Thành phần bị rút gọn: chủ ngữ
– Văn cảnh: anh muốn thực hiện một kế hoạch với vợ con nhưng ngại, lười và sự bận rộn vào ban ngày khiến ý định đó trở nên khó khăn.
Câu 2. Trong những câu sau, thành phần nào đã bị lược bỏ? Những câu đó được sử dụng trong hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào?
a. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. (Tục ngữ)
b. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. (Tục ngữ)
c. Hãy cứu lấy Trái Đất! (Khẩu hiệu)
d. Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật! (Khẩu hiệu)
Hướng dẫn giải:
a. Thành phần bị lược bỏ là chủ ngữ, dùng trong tình huống khuyên nhủ, răn dạy
b. Thành phần bị lược bỏ là chủ ngữ, dùng trong tình huống để khích lệ, khuyên bảo hoặc chia sẻ kinh nghiệm.
c. Thành phần bị lược bỏ là chủ ngữ, dùng trong tình huống để cổ vũ hoặc thúc đẩy hành động cụ thể.
d. Thành phần bị lược bỏ là chủ ngữ, dùng trong tình huống kêu gọi hoặc tuyên bố mục tiêu.
Câu 3. Tìm câu đặc biệt trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi câu đặc biệt tìm được.
a. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. (Kim Lân)
b. Khốn nạn! Nào tôi có tiếc gì đâu? (Ngô Tất Tố)
c. Thu! Để ba con đi. (Nguyễn Quang Sáng)
d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
(Thép Mới)
e. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
(Nguyên Hồng)
Hướng dẫn giải:
a. Câu đặc biệt: Chao ôi!
=> Ý nghĩa và tác dụng: bộc lộ cảm xúc
b. Câu đặc biệt: Khốn nạn!
=> Ý nghĩa và tác dụng: bộc lộ thái độ phẫn nộ, tức giận
c. Câu đặc biệt: Thu!
=> Ý nghĩa và tác dụng: dùng để gọi, thể hiện sự quyết liệt
d. Câu đặc biệt: Cây tre Việt Nam!
=> Ý nghĩa và tác dụng: tuyên dương, ca ngợi hoặc tôn vinh một đối tượng nào đó.
e. Câu đặc biệt: Một đêm mùa xuân.
=> Ý nghĩa và tác dụng: nhấn mạnh đến đối tượng,..
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm xúc của em khi đến thăm một di tích lịch sử, trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt (hoặc câu rút gọn).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 63 Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 63 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.