Bạn đang xem bài viết Soạn bài Phát biểu tự do Soạn văn 12 tập 2 tuần 30 (trang 163) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống khiến mình muốn (hoặc cần phải) phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biểu trong những tình huống như thế được gọi là phát biểu tự do. Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được tìm hiểu về phát biểu tự do. Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Phát biểu tự do, hy vọng sẽ có ích cho các em học sinh.
Soạn văn Phát biểu tự do
I. Lý thuyết
1. Anh chị hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kỹ càng, theo những chủ đề định sẵn.
Một vài trường hợp như:
- Khi được mời phát biểu ngẫu nhiên trong tiết học.
- Khi bị gọi lên kiểm tra bài cũ mà chưa học bài
- Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường.
- Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trong một chương trình truyền hình thực tế…
2. Từ những ví dụ về tình huống phát biểu tự do đã tìm được, anh (chị) hãy cho biết, vì sao con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do?
Con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do để có thể bộc lộ quan điểm cá nhân. Đôi khi phát biểu tự do giúp họ bộc lộ được niềm say mê của mỗi người đối với lĩnh vực mà mình hứng thú.
3. Những ví dụ trên cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây (SGK) những câu trả lời đúng.
Phương án đúng là:
a. Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú
b. Phải bám sát chủ đề, không để bị sa đề hoặc lạc đề
c. Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
e. Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
4. Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện…) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ… Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a. Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?
b. Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề cụ thể ấy?
c. Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng theo thứ tự như thế nào?
d. Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
Gợi ý:
a. Chủ đề cụ thể: việc đọc sách của giới trẻ.
b. Lý do lựa chọn chủ đề: sách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, đặc biệt là giới trẻ nhưng thực trạng hiện nay là các bạn trẻ ít đọc sách, bản thân cũng là một người yêu sách.
c. Một số ý chính như:
– Đưa ra một câu chuyện liên quan đến việc đọc sách.
– Vai trò của việc đọc sách.
– Thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.
– Hậu quả của việc không đọc sách (đặc biệt nhấn mạnh).
d. Để thu hút sự chú ý của người nghe cần:
– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng
– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn, tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm, hài hước.
– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu với người nghe.
Tổng kết:
– Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống khiến mình muốn (hoặc cần phải) phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biểu trong những tình huống như thế được gọi là phát biểu tự do.
– Muốn thành công, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do còn cần quan tâm đến nhu cầu của người nghe, để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.
II. Luyện tập
Câu 1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập.
– Với thế giới, bạn có thể chỉ là một người, nhưng với một người, bạn có thể là cả thế giới (Khuyết danh).
– Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Bí quyết để bắt đầu là chia nhỏ các công việc nặng nề, phức tạp thành những việc nhỏ dễ quản lý hơn, rồi bắt đầu với việc thứ nhất (Mark Twain).
…
Câu 2. Giả sử anh (chị) tham khảo một quyển sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và được phát biểu ý kiến của mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và nhận xét (xem SGK).
Gợi ý:
* Dàn ý chính:
- Giới thiệu chung về cuốn sách: tên sách, tác giả, xuất xứ.
- Tóm tắt lại nội dung chính của cuốn sách.
- Ý nghĩa của cuốn sách đối với giới trẻ hiện nay.
- Đánh giá về cuốn sách, tình cảm dành cho cuốn sách.
* Bài mẫu:
M. Gorky từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Và quả thật, đối với tôi, sách đem đến rất nhiều điều thú vị. Một trong những cuốn sách mà tôi yêu thích nhất chính là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, được sáng tác bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sách được xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 do Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Tác phẩm giống như là một cuốn nhật ký của cậu bé Thiều – nhân vật chính của tác phẩm kể về cuộc sống của những đứa trẻ tại một vùng quê nghèo khó. Nổi bật nhất đó chính là tình anh em, tình bạn bè cùng những tâm tư của một đứa trẻ mới lớn. Cuốn sách còn được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên bởi đạo diễn Victor Vũ đã gây được tiếng vang lớn.
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là những trang nhật ký về cuộc sống thường nhật của một cậu bé. Thiều đang là học sinh, sống ở một vùng quê nghèo. Cậu cùng với em trai là Tường thường xuyên bày trò quậy phá khiến cha mẹ phiền lòng. Tường là một cậu bé hiền lành, dễ thương và thích đọc sách. Cậu rất yêu thương và ngưỡng mộ anh trai của mình. Hai anh em Thiều thường cùng nhau chơi những trò cảm giác mạnh và Tường luôn là người phải chịu những tai bay vạ gió do anh gây ra.
Ngoài ra chuyện còn kể về mối quan hệ của hai anh em với những người bạn cùng lớp, những người dân trong làng… Biến cố xảy ra khi nhà của Mận – bạn cùng lớp của Thiều bị bốc cháy khiến ba Mận được người ta đoán là đã chết cháy. Mận phải chuyển đến ở nhà nhà của Thiều một thời gian. Trong suốt khoảng thời gian đó, Thiều đã nảy sinh những rung động đầu đời của một cậu bé mới lớn. Một thời gian sau, Mận biết được ba mình còn sống và mẹ sẽ được thả trong một ngày không xa. Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Tường và Mận lại khiến cho cơn ghen tức trong lòng Thiều tăng lên theo thời gian. Sau đó, Thiều đã liên tiếp có những hành động khiến cậu phải cảm thấy hối hận sau đó. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong biển nước. Khi cơn lũ qua đi, nước rút cũng là lúc của đói kém, mất mùa. Sự hẹp hòi và đố kỵ trong lòng Thiều đã khiến cậu hiểu lầm và khiến em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Thiều càng ân hận hơn khi nghe chính miệng Tường kể rằng người mà Mận thích chơi cùng chính là cậu. Kết thúc câu chuyện, Mận được mẹ đón lên thành phố để tìm cha. Còn Tường nhờ có sự xuất hiện của công chúa cũng dần ngồi dậy và đi được. Thiều đã cùng nhau khám phá ra bí mật về công chúa.
Khi đọc đến từng trang của câu chuyện, người đọc sẽ bị cuốn hút bởi lối kể chuyện vô cùng tự nhiên mà hấp dẫn. Những hình ảnh về tuổi thơ mà có lẽ không ai chưa từng một lần trải qua trong hiện ra trước mắt khiến người đọc. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa chúng ta bước lên chuyến tàu du hành thời gian để tìm về với tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ. Đặc biệt nhất là tình cảm anh em khiến mỗi người cảm thấy thật xúc động.
Câu chuyện kết thúc lại nhưng dường như lại mở ra một câu chuyện mới. Không ai biết rằng rồi Mận có tìm lại được cha của mình. Tường có thật sự khỏe lại. Cũng như Thiều và Mận có gặp lại nhau. Nhưng có lẽ điều đó không quan trọng. Bởi thế giới tuổi thơ mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra trước mắt chúng ta dường như đẹp đẽ biết chừng nào. Không điện thoại, máy tính – những thiết bị công nghệ hiện đại mà là những cánh diều tuổi thơ, những cánh đồng thơm ngát, rạp xiếc quen thuộc…
Chẳng phải nói qua khi gọi Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của thiếu nhi. Các tác phẩm của ông đều gợi cho mỗi người đọc một miền ký ức tuổi thơ thật tuyệt vời. Và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng là một trong những tác phẩm đó.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Phát biểu tự do Soạn văn 12 tập 2 tuần 30 (trang 163) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.