Bạn đang xem bài viết Soạn bài Pa-ra-na Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 65 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu tham khảo Soạn văn 12: Pa-ra-na, với kiến thức rất hữu ích.
Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo để chuẩn bị bài.
Soạn bài Pa-ra-na
Trước khi đọc
Bạn biết gì về lịch sử, văn hóa của các dân tộc bản địa ở Nam Mỹ? Chia sẻ với các bạn trong lớp những hiểu biết của bạn.
Hướng dẫn giải:
– Nam Mỹ thuộc phần lục địa phía Tây của Nam bán cầu trên đất châu Mỹ, phân tách với Bắc Mỹ bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama xuống. Khu vực Nam Mỹ chiếm phần Latinh là chủ yếu bởi người dân sử dụng tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
– Nền văn hóa giàu bản sắc của Nam Mỹ ngày nay bắt nguồn từ một tập hợp truyền thống văn hóa đa dạng, từ những nền văn minh tiền Columbus và các bộ lạc bản địa, đã hòa trộn với những người nô lệ châu Phi cũng như người nhập cư châu Á và châu Âu. Sự pha trộn văn hóa sôi động và độc đáo này không chỉ được phản ánh trong văn hóa đại chúng, mà cả ẩm thực, kiến trúc, tôn giáo và âm nhạc trên khắp lục địa, khiến nó trở thành một phần hấp dẫn của thế giới.
Đọc văn bản
Câu 1. Tóm tắt ý chính của đoạn văn.
Hướng dẫn giải:
– Bối cảnh tác giả gặp người Giê.
– Hoàn cảnh lịch sử của người Giê.
– Số phận của người Giê vào thế kỉ XX.
– Kể về nỗ lực đồng hóa người Giê.
– Chính phủ Bra-xin thay đổi phương pháp, để mặc người Giê tự kiếm sống.
Câu 2. Tìm các chi tiết, cách diễn đạt thể hiện thái độ, quan điểm của tác giả.
Hướng dẫn giải:
– Thất vọng: “người Anh điêng ở Ti-ba-gi… “người hoang dã”.”
– Thay đổi suy nghĩ: “lột sạch đi khỏi cái… kinh nghiệm sau này của mình”; “họ cho tôi một bài học về sự thận trọng và tính khách quan”
– Rút ra quan niệm đúng đắn về người Anh điêng: “minh họa đầy đủ cái tình thế xã hội học có xu hướng trở thành độc quyền cho nhà quan sát nửa sau thế kỉ XX”; “từ “những người nguyên thuỷ”… thì người ta không còn quan tâm đến nữa”
Câu 3. Bạn hiểu thế nào là cuộc đổi ngôi kì lạ phá vỡ thế cân bằng phù phiếm giữa văn hóa hiện đại và văn hóa nguyên thủy?
Hướng dẫn giải:
– Hiện tượng đổi ngôi kỳ lạ:
- Sự hiện diện của người da trắng (châu Âu) và việc họ xâm lăng vào lãnh thổ của người da đỏ.
- Sự cai trị của người da trắng và việc họ ép buộc văn hóa và cách sống của mình lên người da đỏ.
– Thế cân bằng tạm thời:
- Trạng thái không ổn định giữa văn hóa hiện đại (của người da trắng) và văn hóa truyền thống (của người da đỏ).
- “Phù phiếm” phản ánh sự không ổn định và dễ bị đe dọa của trạng thái này.
– Sự phá vỡ thế cân bằng:
- Sự xâm lăng và áp đặt văn hóa của người da trắng đã làm tan vỡ sự cân bằng ban đầu.
- Văn hóa truyền thống của người da đỏ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ biến mất.
Sau khi đọc
Câu 1. Văn bản cho bạn biết những thông tin gì về số phận của người bản địa trong lịch sử? Nêu nhận xét về những thông tin đó.
Hướng dẫn giải:
– Thông tin:
- Trước thời kì thuộc địa: người Giê sống ở khu vực nam Bra-xin
- Vài thế kỉ trước: người Tu-bi chiếm vùng biển và bị xóa sổ bởi thực dân. Người Giê-rút lui vào vùng hẻo lánh.
- 1914: phần lớn người Giê bị ép định cư để khai hóa văn minh
- Sau đó: chính quyền để họ được sống theo cách của mình. Người Giê quay lại với lối sống cổ xưa
– Số lượng người bản địa giảm đi đáng kể, nhiều cộng đồng bị tiêu diệt hoàn toàn.
– Nhận xét: đồng cảm, đáng tiếc
Câu 2. Thông tin về cuộc sống của người Giê dưới chế độ thực dân được triển khai qua những dữ liệu nào? Từ những dữ liệu đó, bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa chính quyền thực dân và những người da đỏ bản xứ?
Hướng dẫn giải:
– Dữ liệu:
- Bị ép phải định cư trong những ngôi làng nhưng vẫn sống du cư
- Không dùng đến những vật dụng hiện đại, vẫn sống theo lối cổ xưa
- Ở ngoài trời, phá giường làm củi đun
- Để mặc bò đi lang thang, từ chối sữa và thịt
– Mối quan hệ:
- Gặp phải sự bất bình đẳng và áp đặt.
- Chính quyền thực dân: thống trị và bóc lột.
- Người bản xứ: chịu đựng sự áp bức và khai thác.
Câu 3. Phân tích vai trò của người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Vai trò: quan sát, khảo cứu, thu thập dữ liệu, ghi chép và mô tả lại những thông tin về lịch sử, cuộc sống của người Anh điêng,…
Câu 4. Các dữ liệu được cung cấp trong văn bản là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Giá trị của các dữ liệu đó là gì?
Câu 5. Hãy cho biết lập trường, quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản. Bằng cách nào bạn nhận ra điều đó?
Câu 6. Thông điệp bạn nhận được từ văn bản là gì? Đặt trong bối cảnh ra đời của văn bản, theo bạn, thông điệp đó có ý nghĩa gì?
Kết nối đọc – viết
Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn minh và hoang dã? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Pa-ra-na Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 65 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.