Bạn đang xem bài viết Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 99 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 8: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, cung cấp những kiến thức hữu ích đến các bạn học sinh.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải ngay bên dưới. Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo.
1. Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục siêu ngắn
Câu 1. Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a. Các nhân vật ấy hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?
Hướng dẫn giải:
Các nhân vật trong văn bản: ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ
a. Cái thấp kém
b. Nhân vật ông Giuốc-đanh
Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản:
Hướng dẫn giải:
Hành động và xung đột |
Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
– Phó may:
– Ông Giuốc-đanh:
|
Các hành động giải quyết xung đột |
– Phó may:
– Ông Giuốc-đanh:
|
Câu 3. Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?
Hướng dẫn giải:
Tiếng cười phát ra từ thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
Câu 4. Cho biết:
a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: …. “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”, “Ông Giuốc-đanh…. (nói riêng) …” là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch?
b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a.
– Lời của tác giả
– Tác dụng: chỉ dẫn sân khấu
b. Nếu thiếu đi cảnh này thì tiếng cười sẽ kém phần mặn mà, sâu sắc.
Câu 5. Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây?
a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”
b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”
c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”
Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Hướng dẫn giải:
c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”
Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.
Hướng dẫn giải:
– Chủ đề: Sự tốn kém và lố bịch của ông Giuốc-đanh trong việc mặc lễ phục nhằm thỏa mãn ham muốn “học làm sang”.
– Thủ pháp trào phúng: phóng đại, lặp lại và tăng tiến,…
Câu 7. Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Ý kiến: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sát hơn với nội dung của văn.
2. Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chi tiết
2.1 Chuẩn bị đọc
Em đã xem những tác phẩm phim hài, hài kịch nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.
Hướng dẫn giải:
Một số tác phẩm phim hài, hài kịch như đã từng xem: Người ngựa, ngựa người, Thầy dởm, Lên voi…
2.2 Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?
Hướng dẫn giải:
- Bác phó may đến muộn.
- Đôi bít tất lụa, đôi giày mới đóng quá chật và bộ lễ phục bị may hoa ngược.
Câu 2. Tại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?
Hướng dẫn giải:
Bác phó may đã nói với ông Giuốc-đanh rằng những người quý phái đều mặc áo hoa ngược.
Câu 3. Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách nhân vật ông Giuốc đanh và bác phó may?
Hướng dẫn giải:
- Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, thích học đòi.
- Bác phó may: ranh mãnh, dối trá
Câu 4. Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?
Hướng dẫn giải:
Đoạn in nghiêng là lời của người dẫn. Dựa vào nội dung của đoạn, các từ được in nghiêng.
Câu 5. Đoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?
Hướng dẫn giải:
Ông Giuốc-đanh háo danh, ưa nịnh.
2.3 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a. Các nhân vật ấy hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?
Hướng dẫn giải:
Các nhân vật trong văn bản: ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ
a. Các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém.
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật ông Giuốc-đanh.
Câu 2. Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc đanh với bác phó may trong văn bản:
Hướng dẫn giải:
Hành động và xung đột |
Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột |
– Phó may:
– Ông Giuốc-đanh:
|
Các hành động giải quyết xung đột |
– Phó may:
– Ông Giuốc-đanh:
|
Câu 3. Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?
Hướng dẫn giải:
Tiếng cười phát ra từ thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông đã tự biến mình thành người bị xỏ mũi, lố bịch.
Câu 4. Cho biết:
a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: …. “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”, “Ông Giuốc-đanh…. (nói riêng) …” là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch?
b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Hướng dẫn giải:
a.
– Lời của tác giả, người viết vở kịch
– Tác dụng: chỉ dẫn ra vào sân khấu, cách diễn xuất của diễn viên, cách bài trí sân khấu,…
b.
– Đoạn văn in nghiêng là lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả vở kịch.
– Chức năng: tổ chức hoạt động của diễn viên trên sân khấu, như chỉ dẫn thời điểm ra của bốn thợ phụ, hành động họ cần thực hiện, hành động mà diễn viên đóng vai Giuốc-đanh cần diễn tả,…
– Đoạn văn có tác dụng như một màn kịch không lời, thể hiện tập trung chủ đề ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, để phô bày một cách tập trung tính chất lố bịch, nhố nhăng trong hành động của các nhân vật, nhất là của ông Giuốc-đanh.
– Một đoạn văn là một lớp hài kịch/một cảnh quan trọng, cho thấy sự sáng tạo độc đáo, đầy dụng ý và hiệu quả của Mô-li-ê, nếu thiếu đi cảnh này thì tiếng cười sẽ kém phần mặn mà, sâu sắc.
Câu 5. Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây?
a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”
b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”
c. Xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”
Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột: c
- Nguyên nhân: tất cả các nhân vật từ hai phía của xung đột (ông Giuốc-đanh hay phó may, thợ phụ) đều là hiện thân cho cái thấp kém (mỗi nhân vật thấp kém theo kiểu riêng).
Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.
Hướng dẫn giải:
– Chủ đề: Sự tốn kém và lố bịch của ông Giuốc-đanh trong việc mặc lễ phục nhằm thỏa mãn ham muốn “học làm sang”.
– Để thể hiện chủ đề trên, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng như phóng đại, lặp lại và tăng tiến, phóng đại sự lố bịch bằng những động tác cơ thể,…
Câu 7. Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Ý kiến: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sát hơn với nội dung của văn (về hành động, tình huống cụ thể).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 99 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.