Bạn đang xem bài viết Soạn bài Huyện Trìa xử án – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 118 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Huyện Trìa xử án, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.
Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Huyện Trìa xử án
Trước khi đọc
Bạn biết gì về các con vật nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa…? Bạn nghĩ thế nào khi tên các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?
Gợi ý:
Các con vật trên đều khá nhỏ bé, sống ở dưới nước. Tên các con vật này được đặt cho các nhân vật trong tác phẩm văn học tạo ra sự gần gũi, nhưng cũng gây tò mò, hứng thú cho người đọc.
Đọc văn bản
Câu 1. Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyện Trìa và Đế Hầu chú ý xét xử không?
Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo không được Huyện Trìa và Đề Hầu chú ý.
Câu 2. Đoạn này Đề Hầu đang nói về ai, với ai?
Đề Hầu nói về Huyện Trìa, tự nói với chính mình.
Câu 3. Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại công bằng cho các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?
Lời phán quyết này của Huyện Trìa không dựa trên sự thật và không mang lại công bằng cho các bên.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện Trìa xử án bằng việc thực hiện yêu cầu dưới đây:
a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.
b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất, giải thích lí do.
c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.
d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:
ĐỀ HẦU: (- Dạ, thưa quan bọn này!)
…
HUYỆN TRÌA:
(Em) Phải năng lên hầu gần quan
(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa
Gợi ý:
a.
– Đối thoại:
Huyện Trìa: Này, Thị Hến!…
Thị Hến: (-Dạ!)
– Độc thoại:
Đề Hầu: – Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng,
Phen này ông bày mặt thú lang
Huếch với mụ ắt râu trụi lủi
– Bàng thoại:
Huyện Trìa: – Tri huyện Trìa là mỗ
Nội hạt tiếng khen khen ta
b.
- Nhân vật: Huyện Trìa
- Nguyên nhân: Vì đây là một vụ xử án.
c. Vần chân được sử dụng:
Nội hạt tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra
Hoa nguyệt hôm mai thong thả
d. Đây là đoạn chuyển lời trong tuồng.
Câu 2. Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên tòa. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hóa mâu thuẫn đó.
– Huyện Trìa và Thị Hến:
- Trước phiên tòa: Quan xử kiện – Người bị kiện
- Sau phiên tòa: Không có mâu thuẫn, Huyện Trìa mủi lòng trước Thị Hến.
– Trùm Sò – Thị Hến:
- Trước phiên tòa: Người kiện – Người bị kiện
- Sau phiên tòa: Thị Hến lại thắng kiện
Câu 3. Từ lời xưng danh (bàng thoại) của Huyện Trìa và lời ông ta đối thoại với các nhân vật có trong phiên tòa, nhận xét về tính cách của nhân vật này.
Huyện Trìa là một con người tự kiêu, ham hư vinh.
Câu 4. Bạn có nhận xét thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Trìa xử án ?
Tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm với các nhân vật trong tác phẩm.
Câu 5. Xác định đề tài và nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản Huyện Trìa xử án. Theo bạn tích truyện của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lấy từ đâu ? Nêu một vài căn cứ giúp bạn nhận biết văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng.
- Đề tài: Thói hư tật xấu trong xã hội xưa
- Cảm hứng chủ đạo: Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội xưa.
- Tích truyện của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến: Truyền miệng trong dân gian.
- Căn cứ: Nhiều dị bản, không có tác giả…
Câu 6. Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, bạn có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?
Phiên tòa diễn ra không công bằng, kết quả có phần ưu ái cho Thị Hến.
Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì?
Chúng ta cần lưu ý: Xác định đề tài; Phân tích lời thoại…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Huyện Trìa xử án – Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 118 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.