Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 63 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Đánh nhau với cối xay gió, hướng dẫn chuẩn bị bài.
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió
1. Chuẩn bị
– Xéc-van-tét (1547 – 1616) là một nhà văn người Tây Ba Nha.
– Ông vốn là một binh sĩ, bị thương năm 1957 trong một cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An-giê từ năm 1575 đến năm 1580.
– Khi trở về Tây Ba Nha, ông sống một cuộc đời cực nhọc và âm thầm mãi cho đến khi công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
– Tác phẩm tiêu biểu: Hành trình đến Parnassus, Truyện làm gương, Đôn Ki-hô-tê.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Hai thầy trò đã phát hiện ra điều gì và nhận định ra sao?
– Hai thầy trò phát hiện ra có ba, bốn chục cái cối xay gió giữa đồng.
– Nhận định:
- Đôn-ki-hô-tê: cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ
- Xan-chô Pan-xa: phủ nhận rằng không có tên khổng lồ nào, mà chỉ là những cái cối xay gió
Câu 2. Diễn biến sự việc như thế nào? Hậu quả ra sao?
Đôn-ki-hô-tê thúc con ngựa Rô-xi-na-tê xông lên, không để ý tới lời khuyên của Xan-chô Pan-xa.
Câu 3. Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?
- Đôn-ki-hô-tê: các hiệp sĩ giang hồ dù có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột gan ra ngoài.
- Xan-chô Pan-xa: chỉ cần hơi đau một chút là rên rỉ ngay
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
– Nội dung chính của mỗi phần:
- Phần 1. Từ đầu đền “ chứ không phải là bọn khổng lồ ”: nhận định của hai thầy trò về những chiếc cối xay gió.
- Phần 2. Tiếp theo đến “ con Rô-xi-a-nết cũng bị toác nửa vai ”: hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay.
- Phần 3. Còn lại: cuộc bàn tán sau chuyến phưu lưu.
– Cốt truyện đơn tuyến, vì chỉ có duy nhất câu chuyện được kể liên quan đến Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
Câu 2. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào? Hãy liệt kê những đặc điểm của hai nhân vật này (dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích, lời nói và hành động).
* Đôn Ki-hô-tê:
– Xuất thân: thuộc tầng lớp quý tộc nghèo
– Ngoại hình: gầy gò, cao lêu nghêu
– Phương tiện đi lại: một con ngựa gầy gò, ốm yếu
– Lý tưởng: trừ gian diệt ác, cứu giúp người vô tội (quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy).
– Hành động: Cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ, quyết tâm đánh nhau với chúng để bảo vệ chính nghĩa.
=> Một con người quá ham mê tiểu thuyết hiệp sĩ mà có những lời nói, hành động phi thực tế.
* Xan-chô Pan-xa
– Xuất thân: một bác nông dân
– Ngoại hình: béo, lùn
– Phương tiện đi lại: một con lừa vừa béo, vừa thấp.
– Lí tưởng: Chấp nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê chỉ vì muốn trở được cai trị một hòn đảo – giàu có và quyền lực.
=> Một con người tỉnh táo, coi trọng cuộc sống vật chất và hèn nhát, sợ đau đớn.
Câu 3. Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?
– Đôn Ki-hô-tê cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ, quyết tâm đánh nhau với chúng để bảo vệ chính nghĩa.
– Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió:
- Ngạc nhiên khi thấy Đôn Ki-hô-tê nói về những gã khổng lồ (Những tên khổng lồ nào cơ?).
- Tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng không có tên khổng lồ nào mà chỉ là những chiếc cối xay gió.
Câu 4. Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?
Nhà văn đã xây dựng Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô có sự khác biệt để tạo ra một cặp nhân vật tương phản.
Câu 5. Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?
– Mắt tốt: có lí tưởng tốt đẹp là hành hiệp trượng nghĩa, cứu đời giúp người.
– Mặt không tốt: đầu óc bị mê muội, không tỉnh táo vì đọc quá nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ, hành động điên rồ, phi thực tế
Câu 6. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?
Theo em, không nên chọn lối sống mơ mộng hay thực dụng, chúng ta cần sống thực tế, nhưng đôi khi cũng cần có sự mơ mộng, lãng mạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 63 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.