Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chái bếp Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 21 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài thơ Chái bếp sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương học của môn Ngữ văn lớp 8, sách Chân trời sáng tạo.
Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Chái bếp. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Chái bếp
- Sơ đồ tư duy Chái bếp
- Soạn bài Chái bếp
Sơ đồ tư duy Chái bếp
Soạn bài Chái bếp
Câu 1. Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?
Hình ảnh “chái bếp” được nhân hóa, giống như một con người biết lắng nghe.
Câu 2. Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?
– Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng ra ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, tiếng ngô.
– Nét đặc biệt trong bố cục của bài thơ: Mở đầu mỗi khổ là hình ảnh chái bếp, gợi mở ra những hình ảnh khác nhau, hồi ức của tác giả được mở rộng ra và hướng về chái bếp yêu thương.
Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ?
Nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, khao khát được trở lại nơi thân thuộc với những kỉ niệm đẹp đẽ.
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ, tình yêu dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
Câu 5. Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
- Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
- Cơ sở xác định: Cụm từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chái bếp Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 21 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.