Bạn đang xem bài viết Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 95 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hôm nay, Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 11: Bài ca ngất ngưởng, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Nội dung của bài soạn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh lớp 11 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
Trước khi đọc
Câu 1. Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?
Gợi ý:
Hiện nay, vấn đề “cá tính” được giới trẻ đề cao, luôn mong muốn được thể hiện cá tính của bản thân.
Câu 2. Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có “vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có “thái độ ngất ngưởng”. Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau không?
- Người có “vị trí cao ngất ngưởng”: có quyền lực, danh vọng và đáng ngưỡng mộ, tôn trọng.
- Một người có “thái độ ngất ngưởng” là một người hiên ngang, ngang tàng, phóng khoáng, luôn muốn thể hiện cái tôi của bản thân.
=> Hai trường hợp trên không giống nhau
Đọc văn bản
Câu 1. Tự thuật của tác giả về hành trạng cuộc đời mình:
– “Ngất ngưởng” trên đường công danh
– “Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường
Gợi ý:
– Ngất ngưởng trên đường công danh để chỉ sự tài năng, học thức và thành tích rõ ràng, không ai có thể phủ nhận của tác giả trên chốn quan trường.
– Ngất ngưởng khi rời chốn quan trường là chỉ sự hiên ngang, phóng khoáng, sống cuộc sống tự do khi trở thành dân thường của tác giả.
Câu 2. Thái độ, cảm xúc của tác giả khi “tổng kết” về cuộc đời mình.
Thái độ, cảm xúc của tác giả khi “tổng kết” về cuộc đời mình: ngất ngưởng, tự tin, ngang tàn
Sau khi đọc
Câu 1. Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy đã thể hiện được điều gì về phong cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ khi tự nhìn nhận về mình?
- Dùng biệt danh kết hợp đại từ “ông Hy Văn”, “ông ngất ngưởng”
- Từ “ông” lặp lại nhiều lần cho thấy sự ngạo nghễ, khẳng định vị thế cao, có phần tự phụ.
- Dùng đại từ thay thế “tay” ngất ngưởng, “tay” kiến cung biểu thị sự “ngông”, “ngạo”
=> Cho thấy cá tính mạnh mẽ, sự tự tin vào bản lĩnh và tài năng, ý vị ngạo nghễ khinh đời, phong cách trào lộng phóng túng.
Câu 2. Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
Bố cục 3 phần:
- Phần 1: 6 câu đầu. Sự ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp.
- Phần 2: 12 câu tiếp. Sự ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ.
- Phần 3: Câu thơ còn lại. Lời khẳng định cá tính của nhà thơ.
Câu 3. Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ “ngất ngưởng”. Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.
– Tra từ điển nghĩa từ “ngất ngưởng”:
- (1): ở vào thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã (thường do say quá)
- (2): quá cao và gây cảm giác không vững, dễ đổ
– Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện:
- “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”: từ ngất ngưởng gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng
- “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”: từ ngất ngưởng gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai
- “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”: tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình,
- “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: giữ vẹn đạo trung thần nhưng vẫn thỏa được chí riêng.
Câu 4. Thái độ sống, phong cách sống “ngất ngưởng” đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.
Câu 5. Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).
Câu 6. Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?
Câu 7. Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế – hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 95 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.