Bạn đang xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 là tài liệu tham khảo hay giúp các thầy cô có thêm biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Hy vọng đây là tài liệu sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về các biện pháp giáo dục dạy học sinh lớp 4 những kỹ năng sống cơ bản. Nếu không được trang bị những kỹ năng sống cần thiết thì sau này các em rất dễ bị lệch lạc về nhân cách, lối sống cũng như bị lôi kéo vào nhiều hành vi sai trái, bạo lực, làm ảnh hưởng đến chính các bé và xã hội. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.
Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học được tập trung chủ yếu ở các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và Lịch sử va địa lí.
Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng nề về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống, Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất trong các môn học. Vì thế tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu:
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,…
Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
Tìm hiểu về hình thức giáo dục hình thành kỹ năng sống cho học sinh thông qua lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn học.
Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của giáo viên và học sinh khối 4 qua các môn học.
Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống qua việc lồng ghép trong giảng dạy nói chung và nâng cao hiệu quả của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trường ……… nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học ……
4. Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian hạn hẹp nên tôi chỉ đi nghiên cứu 22 em học sinh lớp 4A, trường Tiểu học ………., năm học …….. – ………
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp phỏng vấn.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp thực hành.
– Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
– Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
– Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
– Phương pháp xử lí số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Các môn học ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng để học tập và giao tiếp trong mối trường hoạt động của lứa tuổi.
Kỹ năng đặc thù là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhân thức, ra quyết định,…
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về Tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học; Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 4 của Bộ GD-ĐT. Thông tư 30/…….. của BGD ĐT. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua.
2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
a.1. Thuận lợi:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường được xây mới, đã đạt chuẩn quốc gia nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ.
Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục. Chính vì thế bản thân luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển.
a.2. Khó khăn:
Đối với giáo viên
Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc.
Đối với học sinh
Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép, …
Các em học sinh vừa từ lớp một, hai, ba lên làm quen với môi trường lớp 4, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ …
Đối với phụ huynh học sinh
Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết.
Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
b. Thành công và hạn chế:
b.1. Thành công
Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong thời gian từ đầu năm học ……..- …….. tới thời điểm hiện tại với lớp dạy kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Trong các tiết học trên lớp các em hào hứng, tích cực hoạt động hơn, các em biết chăm chú lắng nghe, thực hành một cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. Đặc biệt học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ một cách rõ rệt.
b.2. Hạn chế:
Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có nhiều thời gian mới thực hiện được.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
c.1. Mặt mạnh:
Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
c.2. Mặt yếu:
Bên cạnh đó vẫn còn một số em kiến thức còn hạn chế do khả năng tiếp thu chậm nên việc thực hiện các kĩ năng sống rất khó khăn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Hiện tượng trẻ em còn lơ mơ khi phải xử lý những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng, trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện tại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng chưa đúng các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy luận, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống hiện đại…Qua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống học sinh chưa tốt là do những nguyên nhân sau:
Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa sâu sát.
Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít, chưa kịp thời.
Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, xã hội là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay còn nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hằng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Các chuyện gia cho rằng: một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy kỹ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
Đưa ra một số phương pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình”. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích…Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Biện pháp 2: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, …. để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương,… được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư,…hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,…Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương”, hay môn Đạo đức bài: “Biết bày tỏ ý kiến” bản thân tổ chức cho các em đóng vai, chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn qua việc học nhóm.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn Luyện từ và câu: Bản thân cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”… qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình.
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em.
Ví dụ: Trong môn Khoa học. Ở bài: “Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xem thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất.
Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng,… đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các tiết sau:
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối nước;…” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt.
Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác, bản thân đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Khoa học, thi Giao thông thông minh trên Internet, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí.
Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?”; “Em có nên chơi đùa trên đường quốc lộ không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao?”; “Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?”; “Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra?”;…
Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,…Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải.
Ở bài: “Các nguồn nhiệt” môn Khoa học: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn ở nhà như: Ủi quần áo bị cháy hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa,…Các nhóm sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện. Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra.
……………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.