Rùa phong thủy là gì cũng như cách nuôi và lưu ý khi nuôi ra sao? Hôm nay Blogdoanhnghiep.edu.vn mời bạn cùng tìm hiểu.
Rùa luôn đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng, phong thủy. Cùng với Long, Lân, Phụng, rùa hay Quy được xem như một trong các tứ linh trấn giữ bốn phương. Hôm nay, hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về ý nghĩa của linh vật này nhé.
Rùa phong thủy là gì?
Rùa phong thủy là loài rùa được tin rằng có thể giúp hóa giải nhiều điều xấu cũng như năng lượng tiêu cực trong nhà ở. Khác với nhiều loài tuy sở hữu sức mạnh đặc biệt nhưng không có thật như rồng hay phượng hoàng, rùa lại là một sinh vật có thật và giúp bạn tiến về phía trước một cách từ tốn, bình an.
Nuôi rùa xui hay hên? Có nên nuôi rùa trong nhà không?
Nuôi rùa trong nhà là rất tốt. Bởi rùa được tin rằng sẽ mang lại khí vận tốt, điềm lành, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Hơn nữa rùa còn tượng trưng cho sự trường thọ, rất phù hợp với với những gia đình có người già, hoặc người thường bị ốm đau, bệnh tật. Bạn hoàn toàn có thể nuôi rùa, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sẽ chăm sóc chúng tốt.
Rùa bò vào nhà là điềm gì, xui hay hên, có nên nuôi hay thả?
Khi rùa bò vào nhà hoặc khi bạn được người khác tặng rùa, điều đó được xem như một việc mang lại vận khí tốt, mang đến điềm lành cho sức khỏe, may mắn, công danh và tài lộc cho gia chủ. Vì vậy, hãy cố gắng chăm sóc và nuôi dưỡng những chú rùa thật khỏe mạnh bạn nhé.
Tuổi nào nuôi được rùa?
Theo những nhà nghiên cứu phong thủy, những người thuộc tuổi Thìn Tỵ, Dậu, Dần rất thích hợp để nuôi rùa. Hơn nữa theo Âm dương Ngũ hành, rùa (Quy) thuộc hành Hỏa, vì vậy việc nuôi rùa được xem như một cách dưỡng “Hỏa”- điều sẽ giúp tăng cường vận khí cho người nuôi, ngăn ngừa bệnh tật, xua đuổi tà ma và tránh bị người xấu hãm hại.
Ngoài ra, những người mệnh Thổ nuôi rùa cũng rất tốt, vì “Hỏa” sinh “Thổ” có thể mang lại tài lộc từ việc kinh doanh đất đai, bất động sản.
Tuổi nào không được nuôi rùa?
Vì tính rùa có tính “Hỏa”, mà “Hỏa” lại khắc “Kim” nên những người mệnh Kim được cho là không nên nuôi rùa bởi có thể ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia chủ.
Nuôi rùa bị chết có sao không? Ăn thịt rùa có xui không?
Một số người thường lo sợ khi rùa bị chết. Nhưng thực sự là điều ngược lại, bởi nếu rùa đang nuôi không may qua đời, điều đó có ý nghĩa rằng rùa đã thay gia đình chủ nhân gánh nạn. Tuy nhiên, khi rùa mất bạn không được ăn thịt rùa vì điều này sẽ gây nghiệp chướng, phản công dụng phong thủy mà rùa mang lại. Thay vào đó, hãy chôn cất cẩn thận.
Hướng dẫn cách nuôi rùa cảnh phong thủy
Hiện nay chủ yếu có 2 loại rùa chính: Rùa cạn và rùa nước. Tùy vào điều kiện nuôi khác nhau mà bạn có thể lựa chọn loại rùa phù hợp. Song, rùa là một loại đặc tính sống dẻo dai trong điều kiện khó khăn, có thể nhịn ăn đến 3- 6 tháng.
Thực tế, các loài rùa cạn chỉ ăn chay (rau, quả) trong khi các loài rùa nước thì ăn tạp, từ rau quả đến thịt, cá, tôm tép…Sau đây là cách nuôi 2 loại rùa chính này.
Cách nuôi rùa cạn
Những loài rùa cạn như rùa sulcata, rùa sao Ấn Độ, rùa đá…bạn có thể tìm thấy tại các địa điểm bán rùa cảnh mini tại TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng.
Rùa cạn có đặc điểm là lớn chậm hơn rùa nước. Nhìn chung, chi phí nuôi rùa cạn có phần cao hơn rùa nước nhưng lại rất thích hợp để nuôi làm thú cưng. Tuổi thọ của chúng thường dao động từ 30 đến 70 năm.
Bạn có thể nuôi chúng trong các thùng xốp hoặc bể xi măng, tuy nhiên, khi chúng lớn lên, bạn cần phải linh động thay đổi chuồng để phù hợp với kích thước của chúng.
Về việc chăm sóc, hãy cho rùa ăn mỗi ngày 1 lần với các loại trái cây và rau xanh như đu đủ, dưa hấu…song, mỗi loại rùa cạn sẽ có một kiểu thức ăn đặc trưng, vì vậy bạn hãy tìm hiểu kỹ hoặc hỏi người bán trước nhé.
Cách nuôi rùa nước
Rùa ba giờ, rùa tai đỏ, rùa quạ,…là những loài rùa nước mà bạn có thể lựa chọn để nuôi tại nhà. Chi phí thức ăn cho rùa nước cũng không cao như rùa cạn, song về nơi ở cho rùa nước cần phức tạp hơn bởi chúng cần lượng nước sạch, không clo.
Hầu hết, rùa nước có thể được nuôi trong bể chung với cá, ngoại trừ giống rùa tai đỏ ăn tạp, có thể gây hại cho cá. Như đã nói ở trên, rùa nước đa phần ăn tạp, chúng có thể ăn trái cây, rau củ, và thịt động vật…Hầu hết bạn có thể mua những loại thức ăn này ở các cửa hàng bán rùa nước cảnh các loại.
Ngoài ra, rùa nước rất dễ bị cảm lạnh, chúng thường có các triệu chứng như khó thở, chảy nước mắt, mũi, vì vậy bạn hãy để chúng sống trong môi trường ấm áp, lau rửa mắt, mũi thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dọn rửa, vệ sinh bể định kỳ để chúng không bị hôi, bẩn.
Một điều quan trọng không kém là với những loài rùa ăn tạp như rùa tai đỏ, bạn cần để ý không thả chúng ra ngoài tự nhiên vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái xung quanh bạn nhé.
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh rùa phong thủy và những lưu ý nếu bạn muốn nuôi chúng trong nhà. Hy vọng những kiến thức mà Blogdoanhnghiep.edu.vn mang đến sẽ giúp ích được bạn trong tương lai. Chúc bạn luôn vui.
Có thể bạn quan tâm:
>>Ý nghĩa phong thủy và những điều bạn cần biết về gà phong thủy
>>Giải mã hồ lô phong thủy là gì? Cách bày trí hồ lô phong thủy
>>Phong thủy cầu thang? Xác định hướng cầu thang theo phong thủy
Blogdoanhnghiep.edu.vn