Phương trình điện li NaHSO4 được Blogdoanhnghiep.edu.vn gửi tới bạn đọc hướng dẫn viết phương trình điện li NaHPO4. Cũng như giải đáp câu hỏi NaHPO4 là chất điện li mạnh hay yếu. Từ đó vận dụng làm các dạng bài tập câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Viết phương trình điện li của NaHSO4
NaHSO4 → Na+ + HSO4−
2. NaHSO4 là chất điện li mạnh
NaHSO4là muối axit
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion, gồm:
Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, ……
Các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2,……
Hầu hết các muối như: NaCl, Na2SO4, NaHSO4, CH3COONa, NaH2PO4, ….
3. Một số phương trình điện li quan trọng
- KHSO4 là chất điện li mạnh hay yếu
- CH3COOK là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)2 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu
- Phương trình điện li NaNO3
- Phương trình điện li Fe(NO3)2
- Viết phương trình điện li Fe(NO3)3
- Phương trình điện li KCl
- Phương trình điện li NaHSO3
- Phương trình điện li H2S
- Phương trình điện li NaCl
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Số muối axit trong các muối sau: KHCO3; NaHSO4; K2HPO3; KHSO3; (NH4)2CO3; K2HPO4.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
là 4: Đó là KHCO3; NaHSO4; KHSO3,K2HPO4.
K2HPO3 là muối trung hòa
Câu 2. Dãy các chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaHSO4, CH3COONa, NaH2PO4.
B. Na2SO4, CH3COOH, NaHSO3.
C. Na2SO4, NaH2PO4, Na2HPO3.
D. NaH2PO4, HF, Na2HPO3.
Phương trình điện li
NaHSO4 → Na+ + HSO4−
CH3COONa →CH3COO− + Na+
NaH2PO4 → Na+ + H2PO4–
H2PO4– ⇆ H+ + HPO42-
HPO42- ⇆ H+ + PO43-
Câu 3. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. Na2HPO3
B. C2H5OH
C. NaHSO4
D. NaHSO3
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng cso các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Câu 4. Phương trình điện li nào sau đây đúng?
A. HF → H+ + F–
B. H2S → 2H+ +S2-
C. NaHSO4 → Na+ + HSO4−
D. CH3COOH → CH3COO– + H+
A sai vì HF là chất điện li yếu nên sử dụng mũi tên 2 chiều
HF ⇔ H+ + F–
B sai vì HF là chất điện li yếu nên sử dụng mũi tên 2 chiều
H2S ⇔ 2H+ +S2-
C đúng. NaHSO4 → Na+ + HSO4−
D sai vì HF là chất điện li yếu nên sử dụng mũi tên 2 chiều
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
Câu 5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện nào sau đây?
A. Tạo thành một chất kết tủa.
B. Tạo thành chất điện li yếu.
C. Tạo thành chất khí.
D. Một trong ba điều kiện trên.
Chất kết tủa.
Chất điện li yếu.
Chất khí.
Câu 6. Trong các muối cho dưới đây: NaCl, Na2CO3, K2S, K2SO4, NaNO3, NH4Cl, ZnCl2. Những muối nào không bị thuỷ phân?
A. NaCl, NaNO3, K2SO4.
B. Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.
C. NaCl, K2S, NaNO3, ZnCl2.
D. NaNO3, K2SO4,NH4Cl.
Câu 7. Cho 500 ml dung dịch NaOH 0,2M; NaAlO2 0,1M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M; Ba(AlO2)2 0,1M thu được dung dịch A. Nồng độ ion OH- và AlO2– trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,2M; 0,15M.
B. 0,3M; 0,2M.
C. 0,2M; 0,3M.
D. 0,3M và 0,15M.
nNaAlO2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol
nBa(OH)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol;
nBa(AlO2)2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol.
Các chất đều là chất điện li mạnh nên điện li hoàn toàn thành ion.
Vậy trong dung dịch A:
nOH– = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1 + 2.0,05 = 0,2 mol ⟹ [OH–] = 0,2/1 = 0,2M
nAlO2– = nNaAlO2 + 2nBa(AlO2)2 = 0,05 + 2.0,05 = 0,15 mol ⟹ [AlO2–] = 0,15/1 = 0,15M