Bạn đang xem bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 (Các môn) Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 3 năm 2022 – 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023 giúp thầy cô tham khảo, đóng góp những ý kiến đánh giá, nhận xét về 3 bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.
Bộ phiếu góp ý SGK lớp 3 này bao gồm môn Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học, Tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm phiếu góp ý SGK lớp 2. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 các môn
STT |
Tên sách |
Ưu điểm |
Hạn chế |
||
I. MÔN TIẾNG VIỆT |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống |
+ Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ. + Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam. + Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo. + Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh. + Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp. |
+ Số lượng văn bản nhiều. + Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Ví dụ tuần 11, tuần 12. + Câu hỏi phần bài đọc nhiều. + Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.” + Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh. |
||
2 |
Chân trời sáng tạo |
+ Bố cục cấu trúc rõ ràng. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS. + Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp. + Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp. + Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao. + Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu. + Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống. |
+ Nội dung bài đọc dài. + Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó. + Phần viết sáng tạo của một số bài khó với HS. + Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể. |
||
II. MÔN TOÁN |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống |
+ Có nhiều kênh hình minh hoạ. + Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống. + Có phần trò chơi. + Giúp HS tiếp thu được bài học. + GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức. |
+ Kênh hình nhiều. + Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà. + Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60. + Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118). |
||
2 |
Chân trời sáng tạo |
+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS. – Có hoạt động thực hành trải nghiệm. – Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu. – Các bài tập khá đa dạng. – Cách thiết kế bài học có nhiều điểm mới. |
+ Kênh chữ nhiều. + Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học. + Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế. + Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2). |
||
III. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống:
|
– Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập – Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành. – Hình ảnh sinh động. – Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. – Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. |
– Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ). – Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có. – Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo. |
||
2 |
Chân trời sáng tạo |
– Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học – Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành. – Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết. – Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. – Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. – Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương. |
– Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng một số địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học. |
||
IV. MÔN MĨ THUẬT |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống:
|
+Hình thức: – Có sự sắp xếp hợp lí, hài hòa giữa hình và chữ -Hình ảnh màu sắc tương đối đẹp, phù hợp với bài học. +Cấu trúc: -Cách sắp xếp bố cục phù hợp với bài học, làm rõ nội dung bài học. – Với 10 chủ đề khác nhau không phân định số tiết từng chủ đề, tạo hướn mở cho Gv trong việc linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học. +Nội dung: – Nội dung sách đa dạng phong phú nhiều chủ đề mới có sự liên kết cho học sinh sử dụng các vật liệu. Có phần tham khảo để phát huy năng lực cá nhân HS. – Nội dung chương trình mang tính mở, tạo điều kiện giúp Gv có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch dạy học.. |
-Một số bài có nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS ( Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối), nội dung bài học kiến thức truyền tải nặng học sinh sẽ khó tiếp cận. – Các bài học chưa có sự liên kết mạch kiến thức với nhau. . |
||
2 |
Chân trời sáng tạo1 |
+Hình thức: -Kênh hình đẹp, rõ ràng, chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học + Cấu trúc: -Phát huy sách giáo khoa lớp 1,2 hiện hành đều có các hoạt động: khám phá – kiến thức kĩ năng – luyện tập sáng tạo – phân tích đánh giá và vận dụng phát triển -Tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học +Nội dung: -Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,… -Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn. -Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau. |
-Một số hoạt động nội dung dạy học sơ sài(ví dụ hoạt động Cách pha màu thứ cấp trong bài Sắc màu của chữ nên thêm nội dung như quan sát chữ được trang trí trong thực tế,… để học sinh dễ hình thành và tiếp thu kiến thức. -Yêu cầu thực hiện học sinh luyện tập trong một số bài chưa phù hợp, trong 1 thời gian ngắn học sinh khó có thể thực hiện được (Ví dụ bài Mô hình nhà cao tầng, nên thay hình thức tạo hình 3D thành 2D sử dụng giấy màu xé dán…)
|
||
3 |
Chân trời sáng tạo 2 |
+Hình thức: -Hình ảnh sắc nét rõ ràng, chủ đề phong phú đa dạng. + Cấu trúc: – 8 chủ đề và 16 bài với các hoạt động: Quan sát nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,Phân tích và đánh giá,Vận dụng. +Nội dung: -Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, giấy, sử dụng vật liệu,… |
– Các chủ đề trong sách giáo khoa chưa có sự liên kết kiến thức với nhau, bị tách dời. – Cách sử dụng tranh minh họa ở một số bài chưa phù hợp (ví dụ bài Gia đình em sử dụng tranh họa sĩ với hình ảnh và màu sắc ko rõ ràng sẽ khiến học sinh khó cảm nhận và tiếp thu được ý nghĩa của tác phẩm…) -Một số chủ đề nên gộp lại thành một chủ đề như (Chủ đề những con vật ngộ nghĩnh và chủ đề Thiên nhiên như vậy sẽ tạo được mạch kiến thức các bài có liên kết với nhau. -Phần luyện tập và thực hành một số bài yêu cầu chưa phù hợp, cao so với học sinh lớp 3. |
||
III. MÔN HĐTN |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống:
|
*Ưu điểm: – Phù hợp với hợp với đặc thù của HS địa phương – Các hoạt động trải nghiệm trong sách được sắp xếp theo một trật tự logic từ dễ đến khó và tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các giác quan để trải nghiệm, thu thập thông tin. – Bố cụ từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. – PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức … – Tranh ảnh rõ ràng, màu sắc đẹp. – Chú trọng việc kết nối gia đình, nhà trường và xã hội. – Tạo động lực để HS hào hứng tham gia hoạt động. – Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV. – Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. – Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. |
– Phần kết nối giữa PH và HS còn hạn chế. . |
||
|
Chân trời sáng tạo |
*Ưu điểm: – Chủ đề, mục tiêu rõ ràng. – Bố cục từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. – Nội dung các bài học được khai thác lô gic. HS được thực hành trải nghiệm, chia sẻ cảm xúc, bày tỏ ý kiến của mình, được vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm học được vào cuộc sống và dùng những kinh nghiệm của bản thân vào xử lí tình huống trong bài học ….. – PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức; Bước đầu hình thành NL định hướng nghề nghiệp, NL tài chính … – Các hoạt động được thực hiện theo lô gô bài học, dễ hiểu, dễ thực hiện – Có nhiều tranh ảnh được bố cục hài hòa, khá phù hợp. – Nhiều hoạt động của HS (nhiệm vụ học tập) gắn với gia đình, bạn bè, người thân, góp phần tạo sự gắn kết giữa HS và cộng đồng, bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó giữa HS với gia đình, cộng đồng. – Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. – Đảm bảo tính kế thừa. – Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. |
|||
I. MÔN CÔNG NGHỆ |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống
|
+ Hình thức: – Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS ì+ Cấu trúc: – Khởi động – Khám phá – Luyện tập, thực hành – Vận dụng. – Ghi nhớ. – Ý tưởng sáng tạo – Thông tin cho em * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. úp HS hình thành |
– Nội dung bài học tương đối dài.
|
||
II. MÔN TIN HỌC |
|||||
1 |
Kết nối tri thức với cuộc sống |
+ Hình thức: – Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan ình thức: – C+ Cấu trúc: – Khởi động. – Nội dung bài học – Luyện tập. – Vận dụng. * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. trng, giú |
– Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS |
||
2 |
Chân trời sáng tạo |
+ Hình thức: – Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan + Cấu trúc: – Mục tiêu – Khởi động – Khám phá – Luyện tập – Thực hành – Vận dụng – Em có biết * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.lu nối kiến thức mĩ huật với cuộc |
– Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên và xã hội
1. SGK: Tự nhiên và Xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tên tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Phan Thanh Hà, Đào Thị Hồng, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
a. Ưu điểm
- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.
- Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.
- Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.
- Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
- Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.
b. Tồn tại
- Nội dung có bài thể hiện khá dài.
- Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. (hoạt động ở trang 57-SGK)
b. Đề xuất, kiến nghị
- Nội dung thể hiện một số bài cần ngắn gọn hơn. Các câu hỏi ở một số bài cần phù hợp với HS hơn.
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ
SGK: Công nghệ – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tên tác giả: Lê Huy Hoàng (Tổng chủ biên), Đặng Văn nghĩa (chủ biên), Dương Giáng Thiên Hương, Lê Xuân Quang, Nguyễn Bích Thảo, Vũ Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh.
– Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
a) Ưu điểm: Sách Công nghệ ở lớp 3 với nội dung trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, tìm tòi, khám phá của học sinh.
– Phần phụ lục được đưa vào trang đầu giúp giáo viên và học sinh để tìm thấy nội dung từng bài học.
– Kênh hình rõ ràng, hình vẽ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn, sát với thực tế cuộc sống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.
– Các chủ đề đơn giản gần gũi với đời sống hàng ngày càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
– Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình được sách đề cập, hướng dẫn rất chi tiết tạo cho học sinh sự tò mò, khám phá ngay từ bài học đầu tiên của sách Bài 1: Tự nhiên và Công nghệ.
b) Tồn tại: Tranh ảnh quá nhiều học sinh dễ mất tập trung vào nội dung mà chỉ chỉ chú ý vào màu sắc của tranh ảnh.
c) Đề xuất kiến nghị: Nội dung cần thu hút học sinh hơn nữa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 (Các môn) Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 3 năm 2022 – 2023 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.