Bạn đang xem bài viết Phân tích tội ác của thực dân Pháp qua bài Thuế máu (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 8: Phân tích tội ác của thực dân Pháp qua bài Thuế máu được đăng tải ngay sau đây.
Trong tác phẩm Thuế múa của Nguyễn Ái Quốc, đã bộ lộ rõ những tội ác mà thực dân Pháp đã làm đối với người dân Việt Nam. Dưới đây, sẽ là một số bài văn mẫu lớp 8: Phân tích tội ác của thực dân Pháp qua bài Thuế máu, mời các bạn cùng tham khảo.
Phân tích tội ác của thực dân Pháp – Mẫu 1
Qua văn bản “thuế máu”, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân Pháp.
Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh. Họ bị thực dân pháp coi là “những tên da đen bẩn thỉu”, “những tên an nam mít bẩn thỉu” , họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi , chúng dùng những lời lẽ hoa mỹ, gọi là “con yêu, bạn hiền” phong cho họ cái danh hiệu “Chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.Mặc dù không muốn đi lính nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bé họng không làm gì được bọn thực dân pháp nên phải đi lính. Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá “tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương” thế nhưng trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính.
Họ bị giam, chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện. Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính “làm mồi co thủy lôi”, “bỏ xác ở nơi hoang vu”. “lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt”, “lấy xương mình chạm vào chiếc gậy của ngài thống chế, “số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn”.
Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa. Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hy sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mỹ của bọn thực dân Pháp như im bặt. Chúng quay ngoắt lại, đối xử với họ rất tàn bạo họ lại bị coi là những tên An nam mít bẩn thỉu. Chúng cho họ ăn như cho lợn ăn, nhồi nhét họ cho họ ngủ như cho lợn ngủ và họ lại phải chịu số phận thảm thương. Sau chiến tranh bản chất tàn ác bất nhân , bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp được bộ lộ rõ nhất.
Phân tích tội ác của thực dân Pháp – Mẫu 2
Nguyễn Ái Quốc là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta người từng bôn ba 5 châu bốn biển” Tìm đường đi cho dân tộc đi theo”. Một trong những phương diện đấu tranh của người là dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Năm 1925 người cho ra đời ” bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong đó có chương I” Thuế máu” người đã vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp đồng thời phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa. Phần 2 chế độ lính tình nguyện đã minh chứng điều đó.
Người dân thuộc địa bị thực dân Pháp bóp nặng hàng trăm thứ thuế, sưu sai tạp dịch bị ép mua rượu thuốc phiện theo lệnh quan trên. Giờ đây còn phải thêm cái vạ mộ lính. Thực dân Pháp ra sức bắt lính phục vụ cho chiến trường CA trong chiến tranh thế giới lần thứ I năm 1914–1918.
Trong phần chế độ lính tình nguyện trước hết tác giả phơi bày bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp. Giữa lời nói và hành động của chúng có sự đối lập tương phản. Tác giả đã sử dụng bút pháp trào phúng để phơi bày bộ mặt của giặc, đả kích bộ mặt trắng trợn. Chúng dùng những danh từ mĩ miều “Các bạn đã tấp nập đầu quân”, “các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quốc hội biết bao trìu mến”. Chúng gọi đó là “chế độ lính tình nguyện” nhưng tác giả đã vạch trần gọi đó là danh từ “mỉa mai đáng ghê tởm”. Nối nói giễu nhại: Tấp nập, không ngần ngại phơi bày sự bỉ ổi của thực dân Pháp.
Hành động của chúng hoàn toàn trái ngược. Chúng tiến hành các cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi đông dương tìm kiếm nguồn nhân lực lớn phục vụ chiến tranh, quan trên khoán quan dưới; Quan dưới mặc sức dở thủ đoạn “xoay xở kiểu D” – Năng động tháo vát một cách khủng khiếp. nào là chúng tóm người khỏe mạnh nghèo khổ nào là chúng tóm con nhà giàu để họ xì tiền ra, một mũi tên trúng hai đích. Chúng vừa bắt được người ra trận được tiếng mẫn cán với quan trên vừa làm giàu bòn rút tiền của của nhân dân. Cái vạ mộ lính đã được chúng lợi dụng một cách triệt để. Chúng thật đểu cáng!
Không chỉ phơi bày bộ mặt thật của chúng tác giả còn phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa. Họ đã phải đóng thuế bằng chính xương máu của mình. Họ tìm mọi cách để trốn thoát khỏi các trại lính. Không trốn thoát họ tự hủy hoại sức khỏe của mình thông thường nhất là bệnh “đau mắt toét chảy mủ” bằng cách sát vôi sống vào mủ bệnh lậu. Người xưa đã nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” thế mà học phải hủy “tài sản” quý nhất của mình. Bởi như vậy còn giữ được tính mạng, còn gì cực nhục hơn thế!
Đi lính tình nguyện ư? Họ đã bị xích tay nhốt vào trường trung học, lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần.
Tác giả đã sử dụng một loạt câu hỏi tu từ ở phần cuối đoạn trích kết hợp với các dẫn chứng cụ thể vừa phơi bày sự thật vừa đanh thép tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa.
Như vậy đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của tác giả từ ngôn từ đến hình ảnh, cây văn giọng chế giễu thủ pháp đối lập tương phản giữa lời nói và hành động giọng văn châm biếm đả kích lúc lại ngậm ngùi thương cảm đều toát lên tính chất trào phúng độc đáo đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc. Đoạn văn tiêu biểu cho tính chiến đấu cao trong văn chương của người bước đầu vạch ra cho người dân các nước thuộc địa con đường đấu tranh giành lại quyền sống.
Tóm lại chế độ “lính tình nguyện” nói riêng và “thuế máu” nói chung đã phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa và phơi bày bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp. Từ đó ta thấy được tấm lòng của tác giả thương cảm cho người dân, căm thù giặc. Đọc văn bản ta càng thấy được giá trị của hòa bình hôm nay, thấy được trách nhiệm của bạn trẻ trong việc học tập rèn luyện để trở thành người công dân có ích giúp nước giàu mạnh, không để kẻ thù xâm lượng nhòm ngó lãnh thổ, chủ quyền.
Phân tích tội ác của thực dân Pháp – Mẫu 3
Với tư cách là một thiên phóng sự điều tra, Bản án chế độ thực dân Pháp là văn chương báo chí. Sức thuyết phục của nó là những con số, những nhân chứng, những thống kê, nghĩa là những sự thật không gì chối cãi được. Người viết nó ở vào vị thế khách quan không hề khoa trương cường điệu. Song, một mặt khác, tác phẩm rất gần với văn chương hình tượng, nghĩa là những sáng tạo nghệ thuật ở một loạt hình ảnh gợi cảm, ở giọng điệu trào phúng, giễu cợt, mỉa mai. Sự kết hợp về mặt thể loại này đã đưa đến một hiệu quả không ngờ: tố cáo chế độ thực dân, phơi bày cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Lòng căm giận đối với chế độ thực dân và yêu thương đối với nhân dân các nước thuộc địa là những mạch ngầm văn bản thể hiện một khát vọng mãnh liệt, sâu sắc của tinh thần chiến đấu, của ý chí chiến đấu giành độc lập tự do của cây bút tài hoa cũng là của một người chiến sĩ cách mạng.
Thuế máu là một cách đặt tên chương đầy ấn tượng, có sức biểu cảm, khơi gợi rất cao. Đây là một thứ thuế cực kỳ vô lý, một sự bóc lột tàn bạo, trắng trợn đến tận cùng sinh mạng của những người dân thuộc địa. Chiến tranh phi nghĩa đối với bọn đế quốc là một cách làm giàu nhanh nhất và bóc lột xương máu của những người dân thuộc địa mà chúng tự phong cái nghĩa vụ khai hoá, bảo hộ là con đường rẻ nhất. Đó là những cuộc chiến tranh mang lại lợi nhuận vô cùng lớn. Bóc lột sức lực mồ hôi đã là một tội ác. Bóc lột xương máu lại là một tội ác lớn hơn. Bản chất độc ác ấy, lần đầu trên báo chí được phanh phui, bộ mặt của bọn thực dân hiện nguyên hình là những loài dã thú trong thời đại văn minh. Tính chất phản nhân loại ấy được lôi ra ánh sáng, trước vành móng ngựa của lương tri. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương đầu của tác phẩm vừa theo lôgic thời gian, trọn vẹn một quy trình công nghệ đưa thân xác người dân thuộc địa vào guồng máy chiến tranh (Chiến tranh và “người bản xứ” ; Chế độ lính tình nguyện ; Kết quả của sự hi sinh) vừa theo nguyên tắc của nghệ thuật. Hình thức đầu cuối tương ứng trong kết cấu (như hình ảnh chiếc lò gạch trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) tạo nên sự va đập dữ dội trong tâm trí của người đọc, người nghe. Xương máu mà người dân thuộc địa phải trả cho các cuộc chiến tranh đế quốc thật là vô nghĩa. Sự lừa bịp của bọn thực dân không còn một thứ bình phong hay mĩ từ nào che giấu được.
Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh. Họ bị thực dân Pháp coi là “những tên da đen bẩn thỉu”, “những tên An-Nam-mít bẩn thỉu”, họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi, chúng dùng những lời lẽ hoa mỹ, gọi là “con yêu, bạn hiền” phong cho họ cái danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.
Mặc dù không muốn nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bé họng không làm gì khác được nên đành phải chấp nhận đi lính hoặc xì tiền ra. Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá “tấp nập đầu quân, không ngần ngại dời bỏ quê hương” thế nhưng trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính. Chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện. Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính “làm mồi cho thủy lôi”, “bỏ xác ở dùng Ban-căng hoang vu”, “lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm vào chiếc gậy của ngài thống chế”, “số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn”. Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa. Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hy sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mỹ của bọn thực dân Pháp như im bặt. Chúng quay ngoắt lại, đối xử với họ rất tàn bạo họ lại bị coi là những tên An nam mít bẩn thỉu. Chúng cho họ ăn như cho lợn ăn, nhồi nhét họ cho họ ngủ như cho lợn ngủ và họ lại phải chịu số phận thảm thương. Sau chiến tranh bản chất tàn ác bất nhân, bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp được bộ lộ rõ nhất.
Toàn bộ bài văn, xét về mặt nghệ thuật thì cái nổi trội nhất là bút pháp trào phúng: ngôn ngữ trào phúng, ngữ điệu trào phúng, kết cấu, lập luận nhằm mục đích trào phúng. Tác giả của nó đã sử dụng cách đánh chính diện, đánh vỗ mặt theo lối bóc trần tâm địa của kẻ lừa bịp mị dân, dồn chúng vào đến chân tường không nơi ẩn nấp. Còn cách đánh lại rất văn chương, đã đạt đến chiều sâu của sự thâm thuý.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích tội ác của thực dân Pháp qua bài Thuế máu (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.