Bạn đang xem bài viết Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Thời nắng xanh của Trương Nam Hương chúng ta cảm nhận được tình cảm kì diệu trong thơ qua những hình tượng tưởng gần gũi nhưng được làm mới theo cách riêng. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Thời nắng xanh trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
Văn học nghệ thuật luôn gắn liền với đời sống hiện thực đem lại những bài học, trải nghiệm quý giá cho độc giả. Đồng thời những tác phẩm ấy còn đem lại những cảm xúc, hồi ức thú vị có sức lay động diệu kỳ đến trái tim của người yêu văn học. Và người con của nghệ thuật nhà thơ Trương Nam Hương đã tạo ra một tác phẩm mang “sức lay động diệu kỳ” ấy – bài thơ Thời nắng xanh.
Trương Nam Hương là một nhà thơ tài hoa và biết cách làm mới mình. Trải qua bao thập kỷ văn chương ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá phải kể đến như: nhà thơ được yêu thích nhất năm 1992 , gương mặt Văn học 20 năm TP Hồ Chí Minh 1975 – 1995, gương mặt Văn học 30 năm TP Hồ Chí Minh 1975 – 2005, giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt nam 1991. Xuyên suốt hành trình ấy là hàng chục đứa con tinh thần ra đời : khúc hát người xa xứ (990), ngoảnh lại tháng năm (1995), thơ với tuổi thơ (2005), và gần đây nhất là Thời nắng xanh và những bài thơ khác (2022). Bài thơ Thời nắng xanh là một phần trong tác phẩm, bài thơ mang nét thâm trầm , thanh dịu, thể hiện rõ nét hơi thở hiện đại .
Khúc hát văn chương được mở đầu bằng những hình ảnh bình yên khi tác giả hồi tưởng lại thời thơ bé của mình. Mở đầu là một khung cảnh bình dị đầy mà sắc với màu vàng của nắng và màu xanh của lá trầu. Hai màu sắc tưởng chừng như không liên quan nhưng chúng lại được tác giả đem ra so sánh tại nên một tình huống tinh nghịch nhưng cũng rất độc đáo. Cũng có thể nói nhà thơ đã thực sự hóa thân thành một đứa trẻ để quay lại tuổi thơ của mình. Ông nhìn và cảm nhận mọi thứ qua đôi mắt của một đứa trẻ . Nhà thơ đã khéo léo kết hợp nghệ thuật so sánh cùng với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thật mới mẻ “nắng” và “xanh mơn mởn như thể lá trầu” , “bổ cau thành tám chiếc thuyền cau”. Hình ảnh trầu cau trong đoạn thơ cũng gợi đến một phong tục là phong tục ăn trầu. Phong tục ăn trầu là một phong tục lâu đời của Việt Nam thời xưa, nó được xem như một bản sắc văn hóa độc đáo khi ăn có một màu đỏ được tác giả ví như màu hoàng hôn . Xuyên suốt bài thơ nhân vật được tác giả nhắc đến nhiều nhất khi hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình là nhân vật người bà. Người bà là một nhân vật trữ tình được tác giả gửi gắm bap lời yêu thương và trân trọng. Bà không vừa là người mẹ , bà vừa là người cha và bà còn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của ông. Bà không quản khó khăn nhọc nhằn nuôi ông khôn lớn:
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Thấm đẫm được nỗi khó nhọc của người bà, nhà thơ không hề đòi hỏi hay oán trách mặt khác đã luôn đồng hành cùng bà, luôn âm thầm biết ơn sự hy sinh cao cả của bà. Có lẽ đứa trẻ hiểu chuyện ấy biết rằng bà luôn yêu thương và luôn bảo vệ mình. Và đứa trẻ ấy biết rằng gia tài duy nhất của bà là cháu:
Gia tài ngoại là các con các cháu
Là câu hát nương che ngày gió bão
Là chảo nồi, chum vại, lọ và chai…
Là mắm muối, tương cà, gạo đỗ
Là mụn vải vá viu ngày thương khó
Cúc tần xanh nghèo ngặt
Cúc tần xanh…
Bài thơ được triển khai theo kết cấu đan xen một câu tả hình ảnh thiên nhiên sau đó là một câu tả người. Người bà xuất hiện với hình ảnh chân chất của một người nông dân đích thực , một người nông dân lao động cần cù , vất vả. Khó nhọc là thế nhưng … gia tài của bà chỉ có con cháu cùng những câu hát , nào là nồi , chum vại hay mắm muối , tương cà , … Chỉ đôi ba câu thơ nhưng xót xa đến nhường nào , “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” để vật vã kiếm ăn từng ngày . Có lẽ vì một tuổi thơ chẳng mấy dư giả tiền bạc vật chất mà tác giả rất thấm thía về sự đời , thấu hiểu cho nỗi lo toan nhọc nhằn của bà. Dù bài thơ không có sự xuất hiện của chữ “yêu” , chữ “thương” nhưng khi đọc bài thơ ai ai cũng cảm nhận được tình yêu và nỗi nhớ tác giả dành cho người bà kính yêu cũng như tình yêu thương con cháu của người bà .
Nhận thức được bà luôn xuất hiện trong mọi cột mốc của cuộc đời đứa cháu hiểu chuyện ấy đã không kìm nén mà luôn bộc lộ tình cảm của mình. Tuổi thơ của tác giả tuy khó khăn, tuy “thơm thao bùn đất” nhưng chưa bao giờ ông than vãn nửa lời bởi ông biết ông đang được hưởng thụ một cuộc sống bình yên với bà của mình. Có lẽ với tác giả lúc ấy chỉ cần như thế là đủ và ông còn không biết được rằng mình còn được trải nghiệm cuộc sống này bao lâu nữa khi mà tóc của bà đã bạc . Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hằng ngày tạo nên một bài thơ thật nhẹ nhàng , đồng thời giúp cho người đọc cảm nhận dễ dàng về tuổi thơ đáng nhớ của ông. Người bà một lần nữa xuất hiện trong hai câu thơ : “Tôi đã dội vô tình bao nước mắt” , “Dội mát lành nỗi khó nhọc bà tôi”. Hình ảnh người bà của nhà thơ liên tục khơi nguồn liên tưởng về những người nông dân chân lấm tay bùn đổ bao mồ hôi nước mắt để làm nương làm rẫy , nuôi lớn từng hại gạo để kiếm sống. Tất cả những vất vả ấy đều quy tụ thành quả về đứa cháu ngoan của bà. Tất cả những vất vả ấy đều để đổi lấy cái bụng no hay nụ cười của người cháu. Một thời thơ ấu bình yên bên người bà, tác giả đã ghim chặt vào lòng một sự trân trọng và biết ơn đối với bà .
Và rồi…đứa trẻ nào cũng lớn lên , tuân theo quy luật hiển nhiên của thời gian tuổi thơ ngày ấy bây giờ không còn được trải nghiệm nữa mà tất cả chỉ còn là những ký ức và kỷ niệm. Bóng làng dần xa đi trong tiềm thức cùng với dấu ba chấm đầu nghẹn ngào đã phần nào nói lên tình cảm lắng đọng bấy lâu của thi sĩ. Đó là tình cảm chân thành, kính trọng, nhớ thương da diết, giàu tình yêu thương mà một nhà thơ để lại .
Với lời thơ giản dị, nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế Trương Nam Hương đã lôi tất thảy những cảm xúc dồn nén trong mình ra để bộc bạch với độc giả. Đồng hành là những phép nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đã góp phần chắp vá nên một bài thơ tuy giản dị đặc biệt là về đề tài tuổi thơ nhưng gây ấn tượng rất mạnh. Đây quả thực là một tác phẩm để đời của ông.
Như một thước phim quay chậm cùng những phân cảnh da diết, bồi hồi “Thời nắng xanh” đã khắc một nốt chạm vào diễn đàn văn chương. Nốt chạm ấy sẽ mãi được lưu giữ cùng với sự trường tồn của thời gian mặc kệ thời đại. Trương Nam Hương đã mở ra một cánh cửa mới , một áng văn mới, một cái nhìn mới độc đáo cho nền văn học Việt Nam. Hãy trân trọng những phút giây hiện tại và trao đi những tình cảm cần trao, nhận lại những gì xứng đáng .
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.