Bạn đang xem bài viết Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương. mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương đã phơi bày những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội một cách đầy đủ, đồng thời nhà thơ bộc lộ sự đau xót trước sự thay đổi đó. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Đất Vị Hoàng trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương
Bài “Đất Vị Hoàng” được viết theo thể thơ thất ngồn bát cú Đường luật, thủ vĩ ngâm. Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ “Có đất nào như đất ấy không?”‘, nhà thơ hỏi để mà nguyền rủa, giọng thơ trở nên đau đớn, chua xót. Nơi chôn nhau cắt rốn thân thương nay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng. Còn đâu nữa hình ảnh đẹp một thời, để tự hào và “nhớ”:
“Anh đi anh nhớ non Côi
Nhớ sông Vị Thuỷ, nhớ người tình chung”.
Trong bài “Sông Lấp”, Tú Xương viết “Sông kia rày đã nên đồng – Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai..” Cảnh ấy có khác gì ở đây: “Phố phường tiếp giáp với bờ sông”. Tây và bọn tay sai chiếm ruộng, chiếm bãi, chiếm đất, chiếm phố, chiếm nhà. Phố xá càng mọc lên thì bọn bất lương càng ra sức vơ vét làm giàu. Trong nhà ngoài phố, kẻ chợ làng quê, nơi gần chốn xa, nhất là ở Vị Hoàng nhỡn tiến đó. “Nhà kia… mụ nọ…” vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vô đạo. Có cảnh nhà “lỗi phép”, con cái bất hiếu “Con khinh bố”. Có cảnh đời, đảo điên tình nghĩa “chanh chua” như mụ nọ “Vợ chửi chồng”. Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đến cùng cực thế! Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ tử, nghĩa phu — thê đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Hỏng từ gia đình hỏng ra. Không còn là hiện tượng cá biệt nữa.
Thời bấy giờ nhan nhản phố phường những “tiết hạnh khả phong” như mụ Phó Đoan, những gái tân thời như cô Hoàng Hôn, cô Tuyết (Sốđỏ) những me Tây như mụ Tư Hồng “Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, lẫy lừng hăm sáu tỉnh” (câu đối của Nguyễn Khuyến). Những “em chã” những trưởng giả, thượng lưu rởm đang “Âu hoá” sống phè phỡn, nhố nhăng!
Hai câu thơ 3,4 trong phần thực như bức biếm hoạ nhị bình đăng đối, với bao vết ố, nét nhơ ghê tởm, đặc tả sự đồi bại về luân thường đạo lí:
“Nhà kia tôi phép, con khỉnh bố
Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”.
Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh “Đất Vị Hoàng” được tô đậm sắc màu hiện thực. Không còn ước lô nữa. Hai nét vẽ về cảnh đời đáng buồn, đáng thương hại đối nhau. Một bộ tứ bình biếm hoạ hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị Hoàng ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bán tiện, ghê tởm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là “chuyện thở rặt hơi đống”, “Thở” là nhãn tự; rất linh diệu; nếu thay bằng chữ “nói” hay là một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam đê tiện này. Vì đã “thở” nên phải đi liền với “hơi” – “hơi đồng”, tiền bạc. Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên hết, và trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. “Rặt” là từ cổ, nghía là “toàn là”, “đều là”. Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mĩ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc lên án loại người tham lam, keo cú mất hết nhân tính:
“Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”.
Hai câu kết đẩy vần thơ lên cao trào của giọng điệu châm biếm và lên án. Không còn là chuyện riêng, chuyện cá biệt ở cái làng Vị Hoàng nhỏ bé nữa, mà là hiện thực thối nát, đồi bại xấu xa, đạo lí suy đồi, đảo điên… trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến của một nước bị mất chủ quyền. Cái xấu cái ác đã trở thành nỗi đau nỗi nhục của nhiều người, trên một không gian rộng lớn “Bắc, Nam” và “người bao tỉnh”. Nghệ thuật thủ — vĩ ngâm dưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội kim tiền, cái xã hội chó đểu mà 30 năm sau Vũ Trọng Phụng phải nguyền rủa!
“Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?”.
“Đất Vị Hoàng” là bài thơ trào phúng độc đáo của Tú Xương. Muốn yêu quê, muốn tự hào về quê hương mà không được nữa. Nhà thơ sống trong tâm trạng đầy bi kịch. Bốn câu trong phần thực và luận là bộ tứ bình biếm hoạ về bốn loại người trong xã hội dở Tây dở ta buổi đầu. Trong gia đình, con thì bất hiếu, “lỗi phép”, vợ thì “chanh chua” lăng loàn; ngoài xã hội, đâu đâu cũng chỉ có hạng người “tham lam” và “keo cú” vênh váo. Đạo lí suy đồi mà nguyên nhân sâu xa là nước mất chủ quyển, là sự tác oai tác quái của mặt trái đồng tiền. Nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ. Đúng là Tú Xương “đã đi bằng hai chân” hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.
Bài thơ toàn Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo. Bốn câu hỏi xuất hiện trong bài thơ làm cho ngữ điệu thêm dữ dội, đầy ám ảnh. Thơ liền mạch, đúng là Tú Xương đã xuất khẩu thành thơ. Bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên, nhất khí mà bình dị. Trong thơ ca dân tộc ít có bài thơ thủ vĩ ngâm hay như bài thơ “Đất Vị Hoàng” này. Tú Xương mãi mãi là nhà thơ trào phúng bậc thầy trên thi đàn dân tộc.
“Vị Hoàng” là quê cha đất tổ của nhà thơ Tú Xương. Làng Vị Hoàng xa xưa có sông Vị Thủy chảy qua. Ngày Tây chiếm đóng thành Nam, khi cờ ba sắc xuất hiện thì sông Vị Thuỷ lấp dần. Vị Hoàng vốn là một miền quê có thứ chuối ngự ngon nổi tiếng, cùng với thơ Tú Xương đã trở thành thổ ngơi, đặc sản quê nhà, một trăm năm về trước, được truyền tụng trong dân gian: “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương”. Vị Hoàng cũng vốn là “nơi sang trọng, chốn nhiều quan”. Nhưng rồi biển dâu biến đổi, trong buổi giao thời hổ lốn dở Tây dở ta, ngày càng lộn xộn tang thương, đạo lí sa sút, suy đổi.
Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra đó. Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra đó. Tú Xương đã có bài “Vị Hoàng hoài cổ” man mác buồn thương, lại thêm bài thơ “Đất Vị Hoàng” này để nói lên những chuyện xấu xa đồi bại ờ Vị Hoàng, ở thành Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.