Bạn đang xem bài viết Phân biệt các khái niệm Kiểu gõ, bộ gõ, kiểu chữ, phông chữ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Unikey là bộ gõ tiếng Việt nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, do thường nhầm lẫn giữa các khái niệm của phần mềm này mà nhiều người đã không thể gõ được tiếng Việt trên máy tính, dù đã cài đặt đầy đủ các công cụ cần thiết (cài đặt font chữ, cài đặt UniKey).
Như đã biết, để có thể đánh được chữ tiếng Việt có dấu trên máy tính, thì một trong những điều kiện cần thiết là phải lựa chọn được bảng mã và kiểu gõ phù hợp với nhau. Tuy nhiên, thực sự không nhiều người hiểu rõ về những khái niệm này, từ đó dẫn tới những lỗi khá… ngớ ngẩn, khiến quá trình sử dụng máy tính cũng như UniKey bị gián đoạn.
Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt rõ ràng các khái niệm quan trọng này để hiểu hơn và sử dụng UniKey gõ tiếng Việt trong PhotoShop, chuyển mã văn bản hay thực hiện gõ tắt…
Bộ gõ là gì?
Bộ gõ, bộ gõ tiếng Việt hay phần mềm gõ tiếng Việt, chính là các công cụ mà chúng ta cài đặt cho máy tính như: Vietkey, GoTiengViet hay FVIK…
Bảng mã là gì?
Bảng mã (Encoding Table) là một tập hợp các ký tự đã được sắp xếp từ trước theo một thứ tự nhất định nào đó. Số thứ tự của ký tự trong bảng mã được gọi là mã số của ký tự đó. Một bộ chữ có thể được diễn tả bằng một bảng có hai cột: cột mã số và cột hình của ký tự. Chính vì vậy mà trong các phần mềm gõ tiếng Việt, các bảng mã còn được gọi là “bộ chữ” (Charset).
Đó là lý do tại sao từ cùng một tập hợp các chữ Việt giống nhau, nhưng ta lại có nhiều Bảng mã khác nhau như UNICODE, VISCII, VNI, VPS, TCVN…
Các phông chữ (font) được sử dụng nhiều nhất của Unicode trên hệ điều hành Windows là: Arial, Tahoma, Verdana, Times New Roman, Courier New…
Kiểu gõ là gì?
Kiểu gõ là cách chúng ta sử dụng các phím trên bàn phím máy tính (không có chữ Việt hay dấu tiếng Việt) để tượng trưng cho các dấu và tạo thành một từ, câu có tiếng Việt đầy đủ.
Hiện có 4 kiểu gõ dấu chữ Việt thông dụng là: VIQR, VNI, Telex và Microsoft, mỗi kiểu lại có những đặc điểm riêng của mình (Bài viết “So sánh các kiểu gõ tiếng Việt Telex, VNI và VIQR trên UniKey“).
Mỗi Quốc gia có một quy chuẩn khác nhau cho vấn đề về chính tả hay trình bày của mình, như với Việt Nam, các bạn có thể chưa biết hoặc không để ý, nhưng:
- Các dấu: chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phẩy (;) gạch ngang (-), cần gõ liền với chữ đằng trước rồi ấn phím cách (space), sau đó mới viết tiếp các câu, từ phía sau.
- Các dấu: đóng mở ngoặc (‘, “, ‘, “) cũng cần gõ cách với chữ đằng trước và liền với chữ đằng sau.
Font chữ là gì?
Như trong phần “Bảng mã” ở trên vừa đề cập, một bảng mã có thể được diễn tả bằng một bảng có hai cột: cột mã số và cột hình của ký tự. Và khi các ký tự trong một bảng mã được hiển thị thành chữ theo một kiểu, phong cách nào đó thì một tập hợp các hình chữ như vậy, chính là phông (font) chữ.
Thí dụ: phông chữ kiểu Times, phông chữ kiểu Arial, Comic San MS… Vì thứ tự các chữ khi hiển thị trong một phông phải giống hệt thứ tự các chữ trong Bảng mã, nên có không ít người đã và vẫn luôn hiểu nhầm về phông chữ và Bảng mã (bộ chữ). Có thể xem ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn:
- Nếu chọn bảng mã TCVN3 (ABC) thì sử dụng phông “.Vn” hoặc “.VN”
- Nếu dùng bảng mã VNI thì chọn phông chữ VNI như: VNI Helvetica, VNI Helve, VNI Times, VNI Centur…
Nghĩa là, phông chữ nào thì bảng mã ấy. Trừ Unicode, vì đây là bảng mã mà máy tính nào cũng có thể đọc được. Nếu cần thiết, các bạn cũng có thể tìm kiếm và tải thêm các bộ font chữ khác TẠI ĐÂY.
Ngoài việc viết tiếng Việt trên máy tính, UniKey còn giúp người dùng thực hiện được khá nhiều các công việc khác, như chat tiếng Việt trong Zalo, Viber, Skype, nói chuyện trong game, hoặc sử dụng để nhập văn bản tiếng Việt trong các công cụ văn phòng…
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt các khái niệm Kiểu gõ, bộ gõ, kiểu chữ, phông chữ tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.