O3 + KI + H2O → KOH + I2 + O2 được Blogdoanhnghiep.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng O3 tác dụng với dung dịch KI. Sản phẩm sau phản ứng dùng hồ tinh bột để nhận biết. Ngoài ra nội dung tài liệu còn đưa ra các lý thuyết bài tập liên quan đến phản ứng O3 ra O2. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
1. Phương trình phản ứng KI ra I2
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
2. Điều kiện để xảy ra phản ứng O3 KI H2O
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng sau phản ứng xảy ra
Dẫn khí O3 vào ống nghiệm chứa KI và vài giọt hồ tinh bột. Sản phẩm sinh ra làm xanh hồ tinh bột.
Phản ứng này chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.
(2) axit HF tác dụng với SiO2.
(3) khí SO2 tác dụng với nước Cl2.
(4) KClO3 đun nóng, xúc tác MnO2.
(5) Cho H2S tác dụng với SO2.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
(1) O3 + KI + H2O → KOH + I2 + O2
(4) KClO3→ KCl + O2
(5) H2S + SO2→ S + H2O
Câu 2. Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng hóa chất
A. khí H2.
B. dung dịch KI và hồ tinh bột.
C. kim loại đồng.
D. hồ tinh bột
Câu 3. Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách phân hủy H2O2 (xt MnO2), khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí qua ống sứ chứa chất nào sau đây?
A. Na.
B. bột CaO.
C. CuSO4.5H2O.
D. S.
Câu 4. Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?
A. N2.
B. O2.
C. O3.
D. CO2.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)