Bạn đang xem bài viết Nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cơ thể bình thường nhưng nước tiểu lại có bọt thì trong hầu hết các trường hợp đây đều là hiệu tượng sinh lý tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể là do cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về hiện tượng nước tiểu có bọt, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm sinh lý bình thường của nước tiểu
Nước tiểu được tích lũy trong bàng quang, là một loại chất lỏng do thận sản xuất. Nước tiểu bình thường sẽ có màu từ trong suốt cho đến màu vàng nhạt tùy cơ địa, chế độ ăn uống của mỗi người.
Nếu như nước tiểu có bọt thì bạn cần phải chú ý vì có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý. Đa số đều cho đây là đặc điểm sinh lý bình thường của nước tiểu, tuy nhiên bạn nên tìm hiểu các triệu chứng đi kèm theo để hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân nước tiểu có bọt
Nếu tình trạng nước tiểu có bọt diễn ra nhiều lần, bạn nên biết một vài nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh lý sau đây:
- Mất nước: Nếu bạn không bù đắp đủ nước cho cơ thể sau mỗi lần hoạt động với cường độ cao thì khi đi vệ sinh sẽ dễ nhìn thấy hiện tượng nước tiểu nổi bọt. Khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước, nước tiểu sẽ đặc hơn bình thường và có nhiều bọt.
- Bệnh lý ở thận: Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, với vai trò chuyển hóa các chất dư thừa thành nước tiểu để thải ra khỏi cơ thể. Nếu như gặp các vấn đề về thận như viêm thận, suy thận,…cũng sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng nước tiểu có bọt.
- Tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường đều sẽ xảy ra tình trạng nước tiểu có bọt. Bởi vì khi lượng đường trong máu tăng cao thì cường độ làm việc của thận sẽ cao hơn, dẫn đến các chất hữu cơ có trong cơ thể bị chuyển hóa và làm nước tiểu bị đục, có bọt.
- Ngoài ra những người có tiền sử bị tăng huyết áp cũng sẽ dễ gây áp lực đến thận và làm cho nước tiểu có nhiều bọt khi thải ra khỏi cơ thể.
Cách khắc phục tình trạng nước tiểu có bọt
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia khoa học, việc bổ sung quercetin có thể giúp làm giảm tình trạng nước tiểu sủi bọt, vẩn đục hay sẫm màu. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp có thể phòng bệnh và hỗ trợ quá trình khắc phục tình trạng nước tiểu có bọt dưới đây:
- Có cho mình lối sống, sinh hoạt có giờ giấc, lành mạnh. Cân bằng tốt giữa chế độ ăn uống dinh dưỡng với các hoạt động cá nhân trong ngày.
- Để hạn chế để cơ thể trong tình trạng mất nước gây ảnh hưởng đến thận và nước tiểu có bọt thì bạn cần đảm bảo cung cấp khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Theo dõi huyết áp để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh bình thường, nếu có những dấu hiệu bất thường về huyết áp thì cần thăm khám bác sĩ.
- Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hằng ngày, thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể để đảm bảo vẫn đang ở mức bình thường.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề nước tiểu có bọt, cũng như nguyên nhân và cách điều trị. Blogdoanhnghiep.edu.vn hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn: Medlatec.vn
Chọn mua trái cây các loại tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể:
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.